Đề xuất mở rộng không gian đi bộ

Đề xuất mở rộng không gian đi bộ
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về hoạt động của chợ đêm Đồng Xuân và đề án mở rộng không gian đi bộ vào khu bảo tồn cấp I, ông Đỗ Xuân Thủy (ảnh), Tổng Giám đốc Cty CP Đồng Xuân, khẳng định có nhiều điều phải rút kinh nghiệm và không gian đi bộ mở rộng không phải là phiên bản của chợ đêm Đồng Xuân.

> Vì sao hàng Việt bị đánh bật khỏi chợ Đồng Xuân?

Đề xuất mở rộng không gian đi bộ ảnh 1

Ông nghĩ gì khi mục tiêu của chợ đêm là giới thiệu bản sắc văn hoá, sản phẩm của phố cổ, của Hà thành trong khi tại đây tràn ngập hàng nhái, hàng Trung Quốc?

Vấn đề là hàng Việt không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Mục tiêu đặt ra giới thiệu sản phẩm làng nghề, phố nghề, nhưng chúng ta lấy gì để cạnh tranh trong khi người bán hàng thì phải mưu sinh? Không ai ra chợ đêm để mua những mặt hàng tiền triệu cả.

Tâm lý người mua là không tin tưởng. Vậy thì chỉ có bán được những mặt hàng dân dã, mua làm kỷ niệm. Trước đây, khi xây dựng đề án, người ta kỳ vọng quá lớn vào chợ đêm, đây là kỳ vọng không tưởng.

Trước đây, phường Hàng Đào tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian tại ngã tư Hàng Bạc-Hàng Ngang, nhưng địa điểm rất chật hẹp, lại sát trục giao thông, nên chúng tôi dồn tất cả hoạt động này về khu vực tượng đài sát chợ Đồng Xuân.

Mỗi tuần, chúng tôi tổ chức 1 buổi, chi phí cho âm nhạc lên tới 300 triệu đồng/năm. Lúc đầu khai trương chợ, rất lèo tèo, dần dần người Hà Nội mới có thói quen đi chơi chợ đêm. Chúng ta làm du lịch thì phải có gì để du khách đến chơi, đến xem.

Văn hoá phải thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ an ninh trật tự, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường. Chúng ta phải làm sâu vào từng lĩnh vực. Đúng là văn hoá chưa tới và chúng ta phải cố gắng.

Cty CP Đồng Xuân đang lập, thực hiện đề án mở rộng không gian đi bộ. Liệu đây có phải là bản sao của chợ đêm Đồng Xuân?

Tôi khẳng định, Đề án mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I không phải là bản sao của chợ đêm Đồng Xuân! Khi thực hiện Đề án mở rộng, điều rút kinh nghiệm đầu tiên là phải giảm mật độ các gian hàng, không dày đặc như tuyến chợ đêm hiện nay.

Tại đề án mở rộng, chúng tôi tập trung khôi phục và phát triển các loại ẩm thực, không đan xen kinh doanh các mặt hàng khác. Dưới lòng đường chỉ bán đồ ăn nhanh, giải khát chứ không đun nấu.

Sắp xếp thành từng cụm gian hàng chứ không thành dãy dài như hiện nay. Cty cũng đầu tư thêm hạ tầng chiếu sáng, vỉa hè, tạo điểm nhấn tại các ngã tư bằng việc lát gạch màu.

Không gian đi bộ mở rộng sẽ thông thoáng hơn nhiều để du khách đi dạo, thư giãn. Đây là khu vực còn rất nhiều nhà cổ, có kiến trúc rất đẹp. Khu vực mở rộng gồm Hàng Buồm-Hàng Giầy-Tạ Hiện-Đào Duy Từ-Mã Mây.

Toàn tuyến sẽ có 76 gian hàng, trong đó hoạt động dưới lòng đường chỉ có 32 gian, còn lại là của nhà dân. Thành phố đang giao Sở KH&ĐT thẩm định lần cuối trước khi phê duyêt.

Minh Tuấn
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.