Đề xuất bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (HoREA), trong thị trường BĐS, khách hàng thường là “bên yếu thế”, nhất là các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án BĐS thường là “bên có lợi thế”, nên rất cần bổ sung quy định về “bảo hiểm rủi ro” cho người mua nhà.

Tại văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), HoREA kiến nghị bổ sung quy định về “bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng khi bán, cho thuê mua BĐS, nhà ở hình thành trong tương lai”.

Bởi theo HoREA, trong thị trường BĐS, khách hàng thường là “bên yếu thế”, nhất là các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư nhỏ lẻ so với chủ đầu tư dự án BĐS thường là “bên có lợi thế”.

Trong khi đó, hiện tại, khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định “chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

Đây là quy định bắt buộc “chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

Tuy nhiên, HoREA cho rằng, chỉ quy định một biện pháp “bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng” thì đúng nhưng chưa đủ, mà cần bổ sung thêm biện pháp “bảo hiểm rủi ro” thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm “bảo hiểm rủi ro” cho khách hàng mua, thuê mua BĐS hình thành trong tương lai thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm “chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm” là chủ đầu tư trong trường hợp “không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

Đề xuất bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà ảnh 1

HoREA cho rằng, chỉ quy định một biện pháp “bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng” thì đúng nhưng chưa đủ, mà cần bổ sung thêm biện pháp “bảo hiểm rủi ro” thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm “bảo hiểm rủi ro” cho khách hàng mua, thuê mua BĐS hình thành trong tương lai.

Đồng thời, Chủ tịch HoREA cũng đề nghị bổ sung trở lại quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, được kinh doanh BĐS theo quy định của Chính phủ, như đã quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Theo lí giải của HoREA, việc bổ sung này rất cần thiết bởi Khoản 1, Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014 chỉ quy định một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" của chủ đầu tư là phải thực hiện "bảo lãnh ngân hàng" trước khi bán, trong lúc Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nhiều "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ". Còn Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định 9 "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ", trong đó có biện pháp có tiền "ký quỹ" hoặc "thế chấp tài sản".

Trong khi đó, Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 lại không quy định biện pháp "bảo hiểm rủi ro" cũng là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".

“Biện pháp "bảo hiểm rủi ro" thông qua cơ chế hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là một "biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" được thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức "xã hội hóa", giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống tổ chức tín dụng….” – Ông Lê Hoàng Châu bày tỏ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.