Để xảy ra chia rẽ, bè phái, tổ chức đảng sẽ bị kỷ luật

Kỳ họp thứ 32 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Kỳ họp thứ 32 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
TPO - Tổ chức đảng để xảy ra mâu thuẫn giữa các đảng viên đến mức chia rẽ, bè phái, kèn cựa, đối phó, bôi nhọ, tố cáo bịa đặt, vu khống lẫn nhau sẽ bị kỷ luật.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Trần Cầm Tú vừa ký ban hành Hướng dẫn số 06 thực hiện một số Điều trong Quy định số 07 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.

Theo đó, hướng dẫn nêu rõ, khi thi hành kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét, kết luận rõ trách nhiệm của tổ chức đảng, đồng thời xem xét, kết luận rõ trách nhiệm của từng đảng viên có liên quan trong tổ chức đảng đó để việc xử lý kỷ luật bảo đảm nghiêm minh, chính xác, kịp thời.

Thời hiệu xử lý kỷ luật tổ chức đảng được tính từ thời điểm tố chức đảng có hành vi vi phạm đến thời điểm tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó. Trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian dài thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Bị kỷ luật nếu không đấu tranh với "tự diễn biến"

Đối với các vi phạm về quan điểm chính trị, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, theo hướng dẫn, các vi phạm, khuyết điểm được thể hiện như: Có trách nhiệm nhưng không xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hoặc có xây dựng chương trình, kế hoạch nhưng không triển khai thực hiện; không ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn đến nhiều cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng vi phạm.

Cùng với đó là không lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, không phân công cho các thành viên trong tổ chức đảng phụ trách địa bàn, lĩnh vực chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi quản lý, dẫn đến xảy ra vi phạm nhưng không có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Không sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm (nếu có) và không đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh đối với sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Vi phạm nếu để tổ chức chia rẽ, bè phái
Về vi phạm quy định “không chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, làm tổn hại đến sự đoàn kết thông nhất trong Đảng, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tập thế, cá nhân”, theo hướng dẫn, đó là việc nội bộ cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương, đơn vị chia rẽ, bè phái, đối phó lẫn nhau…

Liên quan đến các vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, hướng dẫn 06 nêu rõ: đó là việc không giữ vững vai trò lãnh đạo, để nội bộ mất đoàn kết, giảm sút ý chí chiến đấu hoặc để cá nhân lợi dụng thâu tóm, thao túng dẫn đến có những quyết định sai trái. Bên cạnh đó là mâu thuẫn giữa các đảng viên trong tổ chức đảng đến mức chia rẽ, bè phái, kèn cựa, đối phó, bôi nhọ, tố cáo bịa đặt, vu khống lẫn nhau.

Đấu tranh tự phê bình và phê bình không mang tính xây dựng, vì lợi ích cục bộ, “lợi ích nhóm”, không vì mục tiêu chung của tổ chức, đơn vị hoặc thủ tiêu đấu tranh tự phê bình và phê bình.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.