Đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Ấn tượng, mới lạ gây hứng thú

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bước ra khỏi điểm thi, nhiều thí sinh dự thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM đánh giá đề Văn năm nay có độ mở cao, cách bố trí đề cũng đẹp, hấp dẫn và rất mới lạ.

Lúc 10 giờ sáng ngày 6/6, hơn 96.000 thí sinh TPHCM đã kết thúc bài thi môn Ngữ văn. Đây là môn thi đầu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.

Đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Ấn tượng, mới lạ gây hứng thú ảnh 1

Thí sinh hớn hở rời phòng thi sau khi kết thúc môn Văn (ảnh: Thùy Linh)

Ghi nhận tại điểm thi Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, các thí sinh bước ra khỏi phòng thi với vẻ mặt vui tươi, hớn hở.

Đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Ấn tượng, mới lạ gây hứng thú ảnh 2
Đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Ấn tượng, mới lạ gây hứng thú ảnh 3

Thí sinh Gia Thi đến từ Đồng Nai cho hay, đề thi năm nay có mở cao, vừa sức với em. “Em chọn đề 2 nói về tình yêu thương gia đình vì em rất thích bài Chiếc Lược Ngà, em thấy đề năm nay rất hay”, Gia Thi nói và tự tin mình sẽ đạt trên điểm khá.

Dù thi chuyên Tin học nhưng thí sinh Nhật Minh (Trường trung học thực hành Sài Gòn) cũng rất tâm đắc với đề Văn. “Đề thi môn Ngữ văn em thấy đã đổi sang chủ đề mới, không làm theo đoạn văn nữa mà yêu cầu học sinh phải biết nhiều hơn về thực tế cuộc sống, thực tế học tập của học sinh hiểu bài học như thế nào chứ không phải kiểu học vẹt nữa”, Nhật Minh chia sẻ.

Tương tự, tại Hội đồng thi Trường THCS Lê Lợi (quận 3), nhiều thí sinh cũng rời điểm thi với tâm trạng phấn khởi, hồ hởi.

Đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Ấn tượng, mới lạ gây hứng thú ảnh 4

Các em học sinh vui tươi sau buổi thi môn Văn tại điểm thi THCS Lê Lợi, quận 3 (ảnh: Ngô Tùng)

Thí sinh Trần Diệp Linh Kim (Trường THCS Đoàn Thị Điểm) cho biết, dù đề thi “khó hơn suy nghĩ” tuy nhiên Kim vẫn tự tin làm được trên 70%. Trong đó, phần làm tốt nhất là nội dung về nghị luận văn học. Chia sẻ thêm, Linh Kim nói đề thi cũng có khoảng 10-20% nội dung nằm ngoài chương trình học.

Clip toàn cảnh môn thi Văn kỳ thi tuyển sinh 10 năm 2023 tại TPHCM (thực hiện: Thùy Linh)

Theo kế hoạch, chiều nay thí sinh sẽ bước vào bài thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài là 90 phút.

Đánh giá về đề thi, thầy Võ Kim Bảo – Tổ trưởng tổ Ngữ văn, trường THCS Nguyễn Du (quận 1) cho rằng, đề thi năm nay rất ấn tượng và hình thức mới lạ gây hứng thú với thí sinh. Cụ thể:

Nhận xét chung

- Đề gây ấn tượng đầu tiên với hình thức mới lạ: lá thư của cô giáo được đóng khung, trang trí đẹp; một bảng thông báo của CLB Lớn lên cùng sách…

- Đề nhìn có vẻ dài những lại không khó.

- Nội dung của đề gần gũi, dễ hiểu, thiết thực.

- Chủ đề phù hợp với năng lực nhận thức và tình cảm của HS tuổi 15.

- Ở các câu hỏi, đề có sáng tạo, chưa bao giờ trùng lặp với các năm trước.

- Đề không đánh đố, các câu hỏi đều vừa sức, học sinh có học lực trung bình cũng có thể đáp ứng được tất cả các câu.

- Đề có tính phân hóa ở 2 phương diện: kĩ năng làm bài và tư duy sáng tạo.

+ Kĩ cần có kĩ năng đọc, hiểu đề, phân tích đề và trình bày các ý đúng với yêu cầu của đề (nhiều HS không có kĩ năng phân tích để đáp ứng yêu cầu đề)

+ Cần có tư duy sáng tạo ở câu 2 và câu 3 (đề 2). Các ý tưởng độc đáo cho câu hỏi mở (câu 2) và câu hỏi phụ (câu 3, đề 2) chắc chắn sẽ được đánh giá cao.

Câu 1

(Đọc hiểu)

- Ngoài sự mới mẻ về hình thức thì nội dung cũng mới: Nội dung đọc hiểu không trích dẫn 100% mà được dẫn dắt bởi người ra đề.

- Văn bản đọc hiểu do người ra đề tự viết, đóng vai cô giáo, có trích dẫn các tác phẩm liên quan đến chủ đề “Những suy nghĩ cất lên thành lời”.

- Các câu hỏi không khó, đây là phần hầu hết HS có thể lấy điểm.

- Câu d mang tính giáo dục cao đồng thời tôn trọng ý kiến chủ quan của HS, không áp đặt.

Câu 2

(Nghị luận xã hội)

- Đề có 2 điểm mới so với các năm trước: dẫn dắt bằng một ý thơ và tạo lập văn bản dựa trên một nhan đề cho sẵn.

- Đề không khó, đa số HS có thể làm được.

- Một số HS không cẩn thận sẽ làm bài không đúng trọng tâm (chỉ bàn về nội dung đoạn thơ hoặc chỉ bàn về nhan đề cho sẵn, không có sự liên kết).

- Đề có tính phân hóa cao: Yêu cầu HS có kĩ năng tốt, có cách trình bày hợp lí, biết liên kết ý thơ và nhan đề để rút ra vấn đề.

Câu 3 – Đề 1

(Nghị luận văn học)

- Chủ đề là tình yêu nước, rất gần gũi với HS.

- Đề yêu cầu nghị luận thơ, HS cần phải thuộc một số đoạn thơ nhất định.

- Nếu không thuộc thơ, HS có thể lựa chọn đề 2, cũng không hề khó hơn.

- Dạng đề này đã được công bố trước đó nên không lạ với HS và GV.

Câu 3 – Đề 2

(Nghị luận văn học)

- Chủ đề là tình cảm gia đình, đề khá rộng như đề 1.

- Đề không giới hạn thơ hay truyện, HS có thể chọn bất kì tác phẩm nào đúng chủ để, ở bất kì thể loại nào.

- Sự khác biệt với đề 1 là ở yêu cầu phụ: chia sẻ về cách đọc, cách hiểu tác phẩm mình chọn. Yêu cầu phụ này không khó, HS được trình bày quan điểm của mình 1 cách tự do. Nhưng với những HS quen học văn mẫu, tư duy rập khuôn sẽ không hiểu yêu cầu này.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.