Đề nghị tích hợp thuyền chống lật vào chòi chống lũ

Đề nghị tích hợp thuyền chống lật vào chòi chống lũ
TPO –Sau đề xuất xây dựng chòi chống lũ cho miền Trung của Bộ Xây dựng, một chủ cơ sở sản xuất thuyền composite đề nghị bổ sung thuyền chống lật bằng công nghệ mới vào mô hình này.

Đề nghị tích hợp thuyền chống lật vào chòi chống lũ

TPO –Sau đề xuất xây dựng chòi chống lũ cho miền Trung của Bộ Xây dựng, một chủ cơ sở sản xuất thuyền composite đề nghị bổ sung thuyền chống lật bằng công nghệ mới vào mô hình này.

Người dân hào hứng vận hành thử thuyền công nghệ mới
Người dân hào hứng vận hành thử thuyền công nghệ mới.

Vào ngày 23/11, trong buổi làm việc giữa đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại diện Chính phủ và các ngành có liên quan, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất xây chòi tránh lũ cho người dân miền Trung.

Theo ông Nam, Bộ Xây dựng đã thí điểm làm 700 căn cho đồng bào các tỉnh miền Trung. Khi lũ đến, 700 căn chòi này đều vững vàng, người dân an toàn. Chòi cao khoảng 3,6m, gồm 2 tầng, đổ cột bêtông, người dân có thể đưa cả gia đình, trâu bò lợn gà gạo nước lên được. Chòi có giá trị trên dưới 40 triệu đồng. Với đặc điểm của mưa lũ miền Trung thường lên rất nhanh thì loại chòi vượt lũ này rất phù hợp, người dân không phải di tản đi xa.

Bộ này dự kiến tiếp tục hỗ trợ làm chòi cho 400.000 đồng bào miền Trung với tổng chi phí cho việc xây chòi nêu trên khoảng hơn 1.000 tỉ đồng (Trong khi, để khắc phục hậu quả lú lụt miền trung mối năm tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ đồng). Ý kiến này được Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai rất quan tâm và cho biết sắp tới sẽ đi tận nơi giám sát, nếu thật sự hiệu đề nghị nhân rộng.

Các đội cứu hộ nhanh chóng làm quen với thuyền mới được trang bị
Các đội cứu hộ nhanh chóng làm quen với thuyền mới được trang bị.
 

Trước thông tin này, ông Đào Thanh Tịnh, thôn Thanh Uyên, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) chủ cơ sở sản xuất thuyền composite công nghệ mới cho rằng, các chòi này không thể xây cho tất cả các gia đình; mỗi thôn chỉ có một hoặc vài chòi. Vì thế cần trang bị phương tiện kết nối giữa các chòi này trong lũ để cứu nạn.

Trước đó, ngày 18/12, tại vùng lũ huyện Hương Sơn Hà Tĩnh đã hoàn tất việc thí điểm sản xuất, vận hành thuyền nhỏ bằng vật liệu composite thay thế thuyền gỗ truyền thống để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Ông Tịnh cùng bạn bè đã mua công nghệ và sản xuất 10 chiếc thuyền chống lật bằng vật liệu này để tặng và tập huấn chống lũ cho bà con.

Cuộc diễn tập cứu hộ diễn ra trong điều kiện mưa rét gần giống với thời điểm xảy ra lũ lụt nhưng các thành viên đã hoàn thành xuất sắc các phương án khó được vạch ra. Ông Phạm Kim Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bằng, địa phương đầu tiên thí điểm dùng thuyền composite để phục vụ diễn tập cứu nạn cứu hộ cho biết, thuyền vận hành dễ dàng, nhẹ, gọn nên có tính cơ động cao. Độ bền gấp hàng chục lần so với thuyền gỗ.

Ông Tịnh và nhiều bà con vùng lũ cho rằng, bên cạnh nhà chống lũ, nếu có thuyền chống lật với giá thành rẻ (6 triệu đồng gồm thuyền, áo phao và dây thừng), độ bền trên 20 năm, tính cơ động cao, nhẹ và khó lật, lật sẽ thành phao cứu sinh sẽ rất thích hợp cho đồng bào miền Trung.

Ông Phạm Văn Khoa, Giám đốc công ty Phúc Vinh composite, một đơn vị sản xuất thuyền composite quy mô lớn tại huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang cũng cho rằng, thuyền chống lật giờ như tay và chân của dân vùng sông nước Tây Nam Bộ. Ở miền Trung cũng vậy, nếu chỉ xây dựng nhà chống lũ mà không tính đến việc trang bị thuyền tốt, chống lật sẽ hạn chế trong việc cứu hộ bà con.

QUANG MINH

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.