ĐBQH: Làm sao để vào chùa không bị chặt chém, buộc phải trả tiền?

TPO - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề phải làm rõ ai đang sở hữu một số công trình tâm linh, để đảm bảo người dân đến chùa là tự nguyện công đức, không phải tốn kém, không bị chặt chém...

Trả lời chưa thỏa đáng

Sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện tiếp tục trả lời các câu hỏi chất vấn của các ĐBQH từ hôm trước. Liên quan các hoạt động mê tín dị đoan, ông Thiện cho biết, trong thời gian vừa qua, có một số cá nhân lợi dụng nghi thức thực hành tôn giáo tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật. Đối với những vấn đề này, pháp luật cũng đã xử lý và dư luận xã hội lên án vi phạm đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục.

ĐBQH: Làm sao để vào chùa không bị chặt chém, buộc phải trả tiền? ảnh 1

 ĐBQH Thái Trường Giang. Ảnh: Như Ý

Về giải pháp, ông Thiện cho biết một mặt sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy định các biện pháp phòng ngừa mê tín, dị đoan, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động văn hóa tín ngưỡng, lên án phê phán và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để thực hành mê tín dị đoan.

Về trường hợp bà Yến ở chùa Ba Vàng, ông Thiện tiếp tục nêu việc đã xử phạt 5 triệu đồng và nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành nghề mê tín, dị đoan theo Điều 320 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

“Có đại biểu hỏi trách nhiệm thì thực ra liên quan đến lĩnh vực nếp sống văn hóa, đạo đức xã hội thì trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ VH,TT&DL, người đứng đầu Bộ là người chịu trách nhiệm. Đối với địa phương, trực tiếp chịu trách nhiệm là chính quyền địa phương, ngành văn hóa ở địa phương. Với trách nhiệm của Bộ trưởng, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan từ T.Ư đến địa phương để quản lý tốt lĩnh vực trên”, ông Thiện nói.

ĐB Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) sau khi nhận được phần trả lời của Bộ trưởng liên quan đến vấn đề chùa Ba Vàng đã xin tranh luận lại. Ông Giang cho rằng, phần trả lời của Bộ trưởng Thiện chưa thỏa đáng. Theo ông Giang, dù phạt ở mức độ cao nhất theo Nghị định số 158 nhưng hành vi của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng là vi phạm hình sự chứ không phải vi phạm hành chính.

“Riêng chỗ bà Phạm Thị Yến, theo quan điểm của tôi chỗ này là hành vi vi phạm hình sự chứ không phải là vi phạm hành chính như Bộ trưởng nói. Sau khi xử lý vi phạm hành chính thì bà Yến lại tái phạm, lên kênh youtube để đưa tiếp tục các hành động đó. Mà đây là hành vi rõ ràng theo tôi có vi phạm hình sự với 2 lẽ. Một là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và truyền bá mê tín di đoan. Vấn đề này rất rõ, rất nhiều nhưng chúng ta ngăn chặn không kịp thời, trong đó có trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành ở địa phương, ở Trung ương, đặc biệt là vai trò quản lý ngành của Bộ trưởng”, ông Giang nói.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, vấn đề này Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL đã trả lời nhiều nhưng thực sự chưa thỏa đáng với một số ĐBQH. “Tôi đề nghị Bộ trưởng phối hợp với địa phương, các bộ, ngành liên quan là tiếp tục trả lời ý kiến của ĐBQH và có những giải pháp ngăn chặn xử lý đúng với bản chất của vấn đề”, bà Ngân nói.

Người dân buộc phải trả tiền?

Trước đó, trong chiều 5/6, ĐB Triệu Thế Hùng (đoàn Lâm Đồng) đặt vấn đề phải giải quyết tình trạng chủ đầu tư nhiều dự án du lịch biến những di sản văn hóa quốc gia và di sản đã được quốc tế công nhận thành lợi ích tư nhân, chặn cửa thu tiền, người dân buộc phải trả tiền khi đến thăm quan mà những nơi này...

Bộ trưởng Thiện cho rằng, ông không biết hiện nay có những khu di sản nào thuộc dạng của nhà nước mà cá nhân thu tiền. Ông Thiện viện dẫn theo quy định hiện hành, đối với các khu di tích, di sản văn hóa của Nhà nước có một số nguồn thu từ phí và lệ phí, phải nộp vào ngân sách nhà nước, quản lý theo luật, không có tư nhân hưởng lợi. Vấn đề công đức thì cũng đã có trao đổi từ trước. “Tôi không biết nơi nào, dự án nào, khu di tích nào của nhà nước mà tư nhân thu tiền”, ông Thiện tái khẳng định.

Trả lời một số ý kiến khác, ông Thiện cho rằng, hiện nay công tác phối hợp phòng, chống mê tín, dị đoan đang thực sự chưa thật hiệu quả. Ông Thiện cũng nhắc tới chức năng quản lý khác nhau của hai Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, rồi liên quan đến các sở ở địa phương.

“Đặc biệt, chính quyền địa phương rõ ràng là người sẽ phải chịu trách nhiệm chính. Bây giờ sự việc như vậy, sở nào phát hiện. Ví dụ liên quan đến chùa Ba Vàng, câu chuyện giữa Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và chính quyền địa phương. Thời gian vừa qua, rõ ràng có những vấn đề phối hợp chưa tốt. Chúng tôi cũng đề nghị chúng ta phải phối hợp thật tốt thì chắc chắn chúng ta sẽ quản lý nghiêm”, ông Thiện nói.

ĐBQH: Làm sao để vào chùa không bị chặt chém, buộc phải trả tiền? ảnh 3 ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Như Ý

Chất vấn thêm, ĐB Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) chia sẻ, gia đình ông mấy đời theo đạo Phật, rất tôn trọng các tôn giáo và hoạt động tâm linh tín ngưỡng chân chính trong đó có Phật giáo. “Tôi xin có câu hỏi và cũng đề nghị Chính phủ cho biết luôn vì nhân dân rất lúng túng, nhiều khi không biết chùa là ai sở hữu. Những người sở hữu chùa này làm gì để bảo đảm không có vụ lợi cá nhân. Nếu có thì chúng ta có luật pháp gì để quản lý việc này hay không”, ông Nghĩa nêu.

Ông Nghĩa dẫn chứng thêm, truyền thống dân tộc ta bao đời nay, mọi người đến chùa là tự nguyện công đức, không phải tốn kém gì cả. Từ người nghèo nhất cho đến người giàu, những ai có thiện chí ủng hộ xây cái này cái kia, tặng cái này cái kia thì hoàn toàn vô vụ lợi, không khai thác cho lợi ích của cá nhân mình.

“Do đó, chúng tôi đề nghị Chính phủ có trả lời rõ ràng là chúng ta quản lý các sở hữu, các công trình tâm linh như thế nào và các nguồn thu được quản lý thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu tâm linh một cách chân chính. Thứ ba là đảm bảo quyền đến thăm chùa chiền không phải tốn kém, không bị chặt chém bởi những dịch vụ lợi dụng tâm linh đó”, ông Nghĩa nói.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Thiện cho rằng, Bộ Nội vụ trước đó đã có trả lời. Trong phần trả lời trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, không có chuyện kinh doanh chùa và cũng không phát hiện trường hợp cán bộ, công chức nào góp tiền kinh doanh chùa.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.