Đây là minh chứng cho tính ăn tạp của cá sấu

Đây là minh chứng cho tính ăn tạp của cá sấu
Cá sấu không chỉ sống ở vùng nước ngọt và ăn những con mồi mà chúng tìm thấy ở đó, mà loài bò sát này có thể sống khá dễ dàng, ít nhất là trong một thời gian ngắn ở vùng nước mặn và tìm thấy nhiều thứ để ăn - bao gồm cua, rùa biển và cả cá mập.

James Nifong, nhà sinh thái học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Động vật Hoang dã và Hợp tác Nghiên cứu Động vật Hoang dã Kansas ở Đại học Bang Kansas nói: "Cần thay đổi cả kiến thức sách giáo khoa khi nói về đời sống của loài bò sát này". James Nifong là người đã dành nhiều năm nghiên cứu chế độ ăn của cá sấu vùng cửa biển.

Phát hiện gần đây nhất của Nifong, được thông báo trên toàn cầu vào tháng trước, cho thấy cá sấu Mỹ (Alligator mississippiensis) ăn ít nhất 3 loài cá mập và 2 loài cá đuối khác. Russell Lowers đã chụp được ảnh một con cá sấu cái ăn một con cá đuối Atlantic ở gần nơi ông làm việc tại Trung tâm không gian Kennedy ở Cape Canaveral, Florida.

Ông và Nifong đã thu thập nhiều câu chuyện tận mắt thấy khác: Một nhân viên đã phát hiện một con cá sấu ăn một con cá mập miệng bản lề (nurse shark) trong rừng ngập mặn tại Florida vào năm 2003.

Một nhà nghiên cứu về loài chim đã chụp được ảnh một con cá sấu ăn một con cá mập búa tại một đầm lầy ngập mặn cũng tại Florida và nhiều trường hợp khác nữa. Và ông Nifong cũng tìm thấy các báo cáo khác về những vụ cá sấu ăn cá mập búa tại Hilton Head, tất cả những thức ăn này đòi hỏi cá sấu phải mạo hiểm đi vào vùng nước mặn.

Đây là minh chứng cho tính ăn tạp của cá sấu ảnh 1

Nifong đã dành hàng năm để bắt hàng trăm con cá sấu hoang dã và tìm trong dạ dày của chúng những gì chúng đã ăn. Và Nifong thấy rằng thực đơn này khá dài.

Để săn cá sấu, Nifong sử dụng một cái móc câu cá được làm cùn lưỡi móc hoặc, với những con nhỏ hơn, chỉ cần vồ lấy và kéo nó vào thuyền. Ông cũng buộc thòng lọng quanh cổ chúng. Sau đó, các nhà nghiên cứu buộc miệng chúng lại bằng băng dính, rồi làm các phép đo cơ thể (mọi thứ từ trọng lượng đến chiều dài ngón chân) và lấy mẫu máu hoặc nước tiểu.

Đây là minh chứng cho tính ăn tạp của cá sấu ảnh 2

Cá sấu ăn cả cá mập và nhiều loài khác nữa.

Xong công việc đó, cá sấu được buộc vào một cái bàn. Nhóm nghiên cứu tháo băng dính ở mõm cá sấu và nhanh chóng chèn một cái ống vào miệng nó để giữ cho miệng nó mở, và quấn hàm của cá sấu quanh ống (Cái ống này, làm cho cá sấu không thể cắn vào được. Và điều đó rất quan trọng bởi vì người ta phải luồn một đoạn ống vào họng của cá sấu và giữ nó ở đó trong thời gian thao tác.

Cuối cùng, "chúng tôi bơm đầy dạ dày với dòng nước chảy chậm, không làm tổn thương con vật," Nifong nói. "Sau đó thực hiện thủ thuật Heimlich." Nhấn vào bụng dưới của cá sấu để nó nôn ra các thức ăn trong dạ dày”

Trở lại phòng thí nghiệm, Nifong và các đồng nghiệp đã phân tích những gì họ có thể tìm thấy trong dạ dày, để biết chế độ ăn của con vật. Nifong và các cộng sự của ông đã phát hiện ra rằng những con cá sấu có chế ăn khá phong phú tìm kiếm được ở biển, bao gồm cá nhỏ, động vật có vú, chim, côn trùng và giáp xác…

Cá mập và cá đuối không thấy xuất hiện trong các nghiên cứu này. Nhưng Nifong và Lowers suy đoán rằng vì mô của các loài đó bị tiêu hóa rất nhanh. Vì vậy, nếu một con cá sấu ăn một con cá mập từ một vài ngày trước mới bị bắt, thì không thể phát hiện được .

Bởi vì cá sấu không có bất kỳ cơ quan nào để thải muối thừa (salt glands), do đó "chúng chịu phải áp lực tương tự như chúng ta khi đang ở trong nước mặn". Điều đó có thể dẫn đến áp lực lên hệ thần kinh và thậm chí tử vong, ông lưu ý. Vì vậy, cá sấu có xu hướng chỉ đi qua lại giữa vùng nước mặn và nước ngọt.

Chúng cũng có thể đóng cửa họng lại bằng một tấm chắn cartilaginous và đóng lỗ mũi của chúng để tránh nước mặn. Và khi ăn, chúng làm thao tác trúc đầu xuống để cho nước mặn thoát ra trước khi nuốt chửng con mồi.

Từ đó chúng ta phát hiện ra rằng cá sấu thường xuyên di chuyển giữa môi trường nước ngọt và nước mặn, Nifong nói. Và, ông lưu ý, "nó xảy ra trên nhiều môi trường sống khác nhau ở khu vực Đông Nam Hoa Kỳ." Điều này quan trọng vì cá sấu đang biến lượng thức ăn dồi dào ở các vùng nước biển thành những vùng nước ít thức ăn hơn. Và chúng có thể có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái thực phẩm tại cửa biển hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng ra.

"Hiểu được cá sấu có vai trò trong sự tương tác đó là điều rất quan trọng để lập ra các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái vùng cửa biển”, Nifong chỉ ra.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.