Thưa bà, PPP là hình thức đầu tư công tư được khuyến khích, bà đánh giá như thế nào về sức hút thu hút vốn đầu tư theo hình thức đầu tư PPP trong thời gian qua ở nước ta?
Qua thống kê vừa rồi chúng tôi thấy là các lĩnh vực truyền thống mà chúng ta đã thực hiện đã và đang thực hiện theo hình thức này thì lực hút cũng không đến nỗi tồi. Ví dụ như là trong lĩnh vực giao thông chúng ta đã thu hút được khoảng 171 nghìn tỷ đồng, lĩnh vực năng lượng thu hút được khoảng 233 nghìn tỷ và chưa kể đến những lĩnh vực xã hội khác nữa như nước rồi xử lý nước thải, xử lý rác thải....Thế thì trong quan sát vừa qua chúng tôi thấy rằng các đia phương cũng rất là năng động trong việc tạo dựng nên các danh mục dự án để thu hút đầu tư. Ví dụ như là tại TP HCM đã có 17 dự án được thực hiện. Tại HN thì danh mục của thành phố HN cũng rất là dài, rồi Quảng Ninh hay các địa phương như Đà nẵng, Hải phòng thì cũng đã và đang thực hiện các dự án từ bước chuẩn bị đến bước đàm phán đến bước thực hiện thì cũng đang rất là năng động.
Dù có cải thiện trong việc thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP, nhưng phần lớn các dự án vẫn chưa nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Vậy họ đang quan ngại điều gì thưa bà?
Nếu như là chúng ta đứng ở vị trí nhà đầu tư nước ngoài thì luôn luôn họ có những câu hỏi như là: bảo lãnh của CP đến đâu? Tức là khi tôi đầu tư một khoản từ 1 tỷ đến 2 tỷ đô thì nguồn doanh thu của tôi là từ VND. Thế thì cái bảo lãnh thứ nhất là đối với nguồn thu họ có thể chuyển đổi lại thành ngoại tệ để ra nước ngoài chẳng hạn thì đó là một loại bảo lãnh. Và cái bảo lãnh thứ hai là những trường hợp vừa qua thì chúng ta thấy là cái doanh thu không được như là doanh thu dự tính ban đầu thì đấy là loại bảo lãnh thứ hai. Hay là những loại bảo lãnh như là thay đổi về chính sách này....rồi bảo đảm về quyền tài sản ... chẳng hạn như vậy. Đó là những vấn đề truyền thống của nhà đầu tư nước ngoài khi mà họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của VN họ hay đặt ra. Và gần đây thì chúng tôi cũng đã phối hợp chặt chẽ với các nhà đâu tư nước ngoài thì phải nói rằng những mối quan ngại đó mà họ nêu ra là chúng ta chưa có sự gắn kết để hiểu nhau nhiều hơn.
Vậy để có thể thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các dự án PPP, chúng ta cần có những giải pháp gì thưa bà?
Thực ra để đầu tư PPP thực hiện được ở VN thì nó không chỉ là khung pháp lý mà nó còn là cả môi trường chung. Ví dụ như là hoàn thiện khung pháp lý như tôi có trình bày là hiện nay chúng ta mới có khung pháp lý công ra công, tư ra tư thì cái khung pháp lý sắp tới không phải chỉ là luật đầu tư PPP mà còn các quy định của các ngành các lĩnh vực riêng rẽ có phục vụ cho cái việc mà đem cái khoản đầu tư của tư nhân vào phục vụ mục đích đầu tư công hay không.
Ngoài ra chúng ta cũng phải có những yếu tô như là phải thực thi một cách triệt để cái việc lựa chọn dự án, việc xác định hiệu quả dự án ngay từ đầu. Nếu chúng ta làm bài bản, chúng ta đi nghiên cứu cụ thể thì chúng ta sẽ xác định được đâu là dự án cần cho xã hội .
Xin cảm ơn Bà!
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/