Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập

Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập
TPO - Chiếc cầu Sông Bé cũ gãy làm đôi khi bị địch đặt mìn phá hủy để chạy thoát thân. Dù cây cầu không còn tác dụng để đi lại nhưng vẫn được bảo lưu để làm dấu tích lịch sử chiến tranh. Trước nguy cơ cầu đổ sập, cơ quan chức năng đã thực hiện tu sửa lại.

Ngày 27/8, UBND huyện Phú Giáo (Bình Dương) cho biết, địa phương đang thực hiện tu sửa chiếc cầu lịch sử Sông Bé trước nguy cơ đổ sập gây nguy hiểm. Đồng thời, bảo lưu dấu tích lịch sử để lại trong thời kỳ chiến tranh khóc liệt tại địa phương.

Cầu Sông Bé bắc qua sông Đồng Nai, nối liền 2 xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương là minh chứng lịch sử hào khí của quân dân miền Nam nói chung và tỉnh Sông Bé (cũ) nói riêng. Vào ngày 29/4/1975, để chạy trốn truy đuổi của quân ta, địch đã đặt mìn phá hủy cầu. Ngày nay, cầu gãy Sông Bé không chỉ là dấu tích lịch sử mà còn là điểm du lịch lý tưởng của du khách thích mạo hiểm.

Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 1 Chiếc cầu Sông Bé gãy làm đôi do bị dịch đặt mìn phá hủy trong lúc tháo chạy

Theo tài liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, thể hiện cầu Sông Bé được Pháp xây dựng những năm 1925- 1926 khi thành lập Sở cao su Phước Hòa. Việc xây cầu nhằm khai thác thuộc địa, cũng như mở rộng những đồn điền cao su tại Phú Giáo, Phước Long... và đây là tuyến đường huyết mạch lên các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Theo khảo sát của Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Dương, cầu có bề ngang hơn 4,5m, chiều dài mỗi bên của cầu còn lại sau gãy khoảng 50m, gồm 3 nhịp dầm thép, bê tông. Chỗ cao nhất 2 bên thành cầu 6m, thấp nhất 3,5m, chân cầu cao 30m.

Những năm 1930, phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền cao su bùng phát mạnh, quân địch đã coi cầu như đoạn đầu đài, điểm xử bắn và dòng Sông Bé trở thành huyệt mộ sâu của những người cách mạng. Trước sự đàn áp dã man của giặc, nhân dân ta vẫn đứng lên đấu tranh quyết liệt, lúc này cầu Sông Bé lại trở thành cửa ngõ chiến khu Đ. Với quyết tâm quyết thắng, năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng đã được cắm trên cầu thể hiện chủ quyền.

Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 2 Chiếc cầu trước nguy cơ đổ sập nhưng cảnh đẹp tại đây đã thu hút các bạn trẻ
 
Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 3 Cầu được tu sửa ngăn chặn khối bê tông đổ sập

Để ghi lại tội ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đối với nhân dân ta trong chiến tranh, Đảng bộ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã cho xây dựng khu vực bia tưởng niệm rộng gần 100m2 tại đầu cầu phía ấp Bưng Riền, xã Vĩnh Hòa. Nơi đây lính ngụy đã tra tấn những chiến sĩ cách mạng và những người mà chúng nghi ngờ theo cách mạng một cách tàn bạo. Bên cạnh đó, trên cây cầu gãy, Đảng bộ huyện Phú Giáo còn dùng làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, dùng làm nơi để kết nạp đảng viên mới.

Sau giải phóng, cơ quan chức năng tỉnh Sông Bé (cũ) nay là tỉnh Bình Dương đã cho xây dựng một cây cầu đôi mang tên cầu Phước Hòa để người dân thuận tiện đi lại. Dù vậy, chiếc cầu gãy Sông Bé vẫn được lưu giữ không tháo dỡ lại trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách thập phương.

Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 4
Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 5 Cầu được tu sửa đẹp và chắc chắn hơn

Hình ảnh cây cầu gãy Sông Bé xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội và nhiều người tỏ ra thích thú với những góc ảnh đẹp. Bỗng dưng, cây cầu gãy lịch sử này không chỉ là điểm vui chơi của du khách mà nhiều đoàn làm phim cũng đã tìm đến cầu đây để ghi hình, dựng cảnh như phim Tèo Em, phim Đẻ mướn… Khi các phim được công chiếu càng làm cho giới trẻ tò mò về hình ảnh cây cầu này.

Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 6 Do lâu năm nên một số phần thân cầu xuống cấp, sắp đổ
Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 7
Dấu tích lịch sử vang dội ở Bình Dương được tu sửa trước nguy cơ đổ sập ảnh 8  
MỚI - NÓNG