Biểu hiện của bệnh
Bệnh khởi đầu thường thấy rất mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau mình mẩy giống triệu chứng của một số bệnh khác, chỉ khác nhau là các triệu chứng này kéo dài từ vài tuần đến vài ba tháng. Da và niêm mạc tái nhợt, xanh xao dần dần mà ngay cả người bệnh cũng có thể biết được. Càng về sau có thể có từng đợt sốt cao do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó,xuất huyết dưới da, chảy máu cam cũng thường bắt đầu xuất hiện.
Khi bệnh toàn phát, da và niêm mạc xanh và nhợt nhạt rất rõ, kèm theoxuất huyết dưới da và niêm mạc (chấm, nốt, mảng, chảy máu cam, chảy máu chân răng khi đánh răng) kéo dài và gặp ở hầu hết các bệnh nhân. Trong những trường hợp nặng có thể biểu hiện xuất huyết nội tạng: chảy máu đường tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu tươi); ở nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, kinh kéo dài). Xét nghiệm công thức máu (máu ngoại vi) sẽ thấy ba dòng tế bào (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) đều giảm về số lượng.
Nếu cơ sở y tế có đủ điều kiện, khi nghi ngờ thiếu máu do suy tủy xương cần thiết phải chọc tủy để xét nghiệm tủy xương (xét nghiệm huyết đồ) mới có kết quả chắc chắn, nếu đúng suy tủy xương, thường thấy ba dòng tế bào giảm rõ rệt.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh
Điều trị bệnh suy tủy rất khó khăn, thường điều trị nội khoa kết hợp với điều trị ngoại khoa. Điều trị nội khoa thường dùng nội tiết tố, điều trị triệu chứng, điều trị theo nguyên nhân và điều trị ức chế miễn dịch. Nguyên tắc là người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi và tránh lao động nặng. Nếu biết được nguyên nhân gây bệnh thì cần loại ngay các nguyên nhân đó (thuốc gây suy tủy, nhiễm trùng, nhiễm độc…), nếu có thể.
Điều trị ngoại khoa, có thể cắt lách hoặc ghép tủy xương. Kỹ thuật cắt lách đã được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước, tuy vậy, chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Cắt lách, thường được chỉ định đối với bệnh nhân đã điều trị nội khoa trên một năm mà không có hiệu quả và tuổi đời của bệnh nhân dưới 40 tuổi.
Sốt cao, mệt mỏi kéo dài là một trong những dấu hiệu điển hình của suy tuỷ xương.
Ghép tủy xương là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay nhằm mục đích phục hồi khả năng tạo máu.
Để phòng bệnh suy tủy xương, với những người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại (tia X), cần được bảo hộ lao động đầy đủ và phải thực hiện một cách nghiêm túc, bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thường xuyên. Những trường hợp không cần thiết chụp X-quang thì nên hạn chế. Không để mắc bệnh nhiễm trùng, nếu có, cần tích cực điều trị dứt điểm. Cần hạn chế dùng các thuốc có liên quan đến suy tủy, nếu có thể.g, nếu có, cần tích cực điều trị dứt điểm
TS.BS. BÙI MAI HUƠNG