Đâu chỉ là lá phong vàng…

Đâu chỉ là lá phong vàng…
Như tác giả tâm tình trong lời tựa trong cuốn sách mới xuất bản rằng, chỉ “ấn tượng nhất với mình là thiên nhiên”, nhưng thực tế “Beijing lá phong vàng” với 182 tùy văn nhỏ nhắn, xinh xắn bao chứa, hàm ý nhiều thông điệp đa tầng nấc, chứ không chỉ là những vẻ đẹp thiên nhiên - “một vẻ đẹp vĩnh biệt bi tráng” trong tiết chuyển mùa…

“Beijing lá phong vàng” là 1 trong 3 cuốn sách mới của PGS, TS Triết học, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu (Ủy viên Ban Biên tập, Tạp chí Cộng sản) xuất bản vào những tháng cuối năm 2018, cùng với Phồn sinh (trường ca) và Sa hồng (thơ và trường ca). Thú thực, tôi có may mắn được đọc không ít tùy văn trong “Beijing lá phong vàng” từ khi chúng còn là những tác phẩm đơn lẻ, bởi làm việc cùng cơ quan, cùng có thời gian đi học tại Trung Quốc, cùng sinh ra từ làng quê nên có những đồng cảm, sẻ chia nhất định… Và hơn nữa, những tùy văn nhỏ nhắn, xinh xắn (mỗi tùy văn chừng trên dưới 300 chữ), không có sự kết nối, ăn nhập với nhau một cách chặt chẽ, niêm luật nên dễ đọc, dễ cảm, và đặc biệt dù rất ngắn ngọn, nhưng mỗi tùy văn đều chứa đựng những thông điệp rất sâu sắc, lớn lao, bao trùm, nếu tinh ý sẽ không khó để nhận ra…

Đâu chỉ là lá phong vàng… ảnh 1

Điều ấy hiển hiện rõ ràng ngay khi bạn đọc chỉ cần nhìn mục lục, bởi chỉ với 298 trang nội dung khổ 13,5X20,5 mà chất chứa tới 182 tùy văn, 182 tác phẩm trập trùng, đa tầng nấc ý nghĩa, thông điệp nổi chìm, đen bóng, hay rất đỗi chân thật, gần gũi, dễ nhận biết… Đó là những cảm nhận thật sâu sắc, bình dị, tinh tế, rộng mở, trầm tích, lớn lao của tác giả trong suốt 2 tháng trời ở Trung Quốc. Là những cảm nhận từ rất đỗi bình dị đời thường, tưởng chừng nhỏ nhặt, như: Đôi tất, Bữa ăn, Lớp học, Buổi trưa, Ngô luộc, Giếng nước, Con thú, Sư tử đá, Cây sồi, Cỏ lau, Giọt nến, Trà Tàu, Đêm sáng, Trời trong, Cửa sổ… Là những gì tưởng như khó đong đếm, định lượng, như: Hảo hán, Thánh vật, Không khí, Ba vị thánh, Thời gian… Hay những vấn đề lịch sử mang tầm thế giới, thời đại, như: Nobel Hòa bình, Nobel văn học, Chủ nghĩa Marx, Tian Anmen (Thiên An Môn)

Có thể thấy xuyên suốt trong 128 tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu là những cảm nhận của một người xa nhà, đau đáu, day dứt nỗi trĩu nặng thời cuộc với bộn bề cung bậc cảm xúc thăng trầm, triết học, nhân văn, vì thế dễ khiến bạn đọc đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, rung động… Nó không hẳn như những bộc bạch trong lời tựa của tác giả, rằng: “mình có cảm nhận rất ít về con người và mảnh đất nơi đây”. Nhưng thực ra, trong tất cả những tùy văn xinh xắn, nhỏ nhắn ấy đều không chỉ là sự tả thực, không chỉ là ấn tượng với thiên nhiên, mà cũng thoảng vô tình như tác giả bộc lộ (dù chưa trải nghiệm bao giờ), gửi gắm ở cuối lời tựa rằng: “Giữa mùa đông phương Bắc trong thế giới buốt giá đơn độc cô quạnh con người đối diện với chính mình. Khi đó ta sẽ bất ngờ nhận ra biết bao điều mà khi ở giữa đông vui nồng nàn ta không thể nhận ra”.

Điều đặc biệt, Lời tựa “Beijing lá phong vàng” do chính tác giả viết, cũng ngắn ngọn, nhỏ xinh, chân chất mà chứa đựng ẩn sâu tiềm tàng, đa nghĩa thông điệp. Như 182 tùy văn mà tác giả sáng tạo đặt tên như một thương hiệu riêng cho mình. Đó cũng có thể là tản văn, đoản văn, hay gì gì đó văn chương, vừa hiện thực chất liệu cuộc sống, vừa đa tầng nấc ẩn dụ ý nghĩa văn chương, chứ nhất quyết không là một thứ tùy tiện văn chương. Đó cũng là một trong những lý do khiến “Beijing lá phong vàng” thật đáng đọc, không chỉ là đời thường, dễ thấy, dễ cảm mà quả thực rất đáng ngẫm ngợi, nghĩ suy, trở trăn với đau đáu lịch sử, thời cuộc, từ những gì tưởng như rất đỗi bình dị, thân quen nhưng đôi khi chúng ta vô tình lướt qua, không để ý…

MỚI - NÓNG
Trấn Thành, Thu Minh đều bị chê
Trấn Thành, Thu Minh đều bị chê
TPO - Nhận xét về ca sĩ Phạm Anh Duy, cả Thu Minh và Trấn Thành bị khán giả chỉ trích miệt thị ngoại hình đàn em. Trong tập 12 "Bài hát của chúng ta", bốn gương mặt nghệ sĩ phải nói lời chia tay với chương trình.