Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022

DIỆN MẠO MỚI GIAO THÔNG HÀ NỘI - BÀI 1:

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022

Bằng các giải pháp đầu tư đồng bộ, trong đó có phát triển mạnh hạ tầng, hai năm qua diện mạo giao thông Thủ đô Hà Nội đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông tăng lên 2 con số, số điểm ùn tắc cũng giảm sâu. Bước sang năm 2023 giao thông Thủ đô được kỳ vọng tiếp tục có những đột phá mới khi thành phố và các sở ban ngành chuyên môn quyết tâm tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp, dự án giao thông quan trọng, trong đó có khởi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và tiếp tục hoàn thành các tuyến Vành đai liên vùng. Đặc biệt khi hạ tầng khung được đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng sẽ tạo ra không gian và động lực phát triển mới cho Thủ đô.

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 1

Với lưu lượng xe đang vượt thiết kế mặt đường từ 2 đến 3,5 lần, nút giao Lê Văn Lương - Tố Hữu - Vành đai 3 trước thời điểm tháng 10/2022 là nỗi “ám ảnh” với người tham gia giao thông ở Thủ đô. Tuy nhiên, từ ngày 5/10/2022, nỗi niềm này được giải tỏa khi dự án hầm chui tại đây thông xe. “Ngoài giúp thành phố có thêm một nút giao thông hiện đại, hoàn thiện hạ tầng trên tuyến đường Vành đai 3, sau khi dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 thông xe còn giúp thành phố xóa được điểm ùn tắc tại đây đã tồn tại cả chục năm nay”, TS Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch Hội cầu đường Hà Nội đánh giá.

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 2Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 3Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 4
Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 thông thoáng sau thông xe

Cũng với xây cầu vượt để nối tiếp làn đường Vành đai 3 dưới thấp vượt qua hồ Linh Đàm, tháng 11/2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội - Ban Giao thông (chủ đầu tư) đã hoàn thành dự án xây dựng cầu vượt hồ Linh Đàm khi đưa thêm 2 làn xe máy đi ở giữa các nhịp cầu xe cơ giới vào hoạt động. Dự án hoàn thành đã giúp ngành giao thông Hà Nội xóa được điểm ùn tắc tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Vành đai 3 trong năm 2022.

Ban Giao thông và nhà đầu tư cũng đã hoàn thành thi công và thông xe dự án đường trên cao đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở và kết hợp mở rộng mặt đường dưới thấp đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng vào ngày 11/01/2023. Việc hoàn thành dự án đã giúp thành phố Hà Nội kết thúc gần 2 thập kỷ thi công, mở rộng tuyến đường Vành đai 2 đi trên cạn, nhiều thời điểm dự án gần như “tắc” tại chỗ vì thiếu vốn và vướng mặt bằng. Từ 4 làn xe nhỏ hẹp và thường xuyên ùn tắc tại nhiều nút giao, sau khi dự án hoàn thành đã giúp tuyến đường rộng tới 12 làn xe (8 ở dưới thấp, 4 ở trên cao), giải quyết được tình trạng ùn tắc lâu nay.

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 5Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 6Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 7
Đường Vành đai 2 trên cao qua nút giao Ngã Tư Vọng

Với chức năng là đơn vị chủ công ở thành phố Hà Nội trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng giao thông. Ngoài các dự án đã thực hiện, hoàn thành ở trên, trong năm 2022 Ban Giao thông đang triển khai, chuẩn bị đầu tư hàng chục dự án giao thông quan trọng khác, trong đó có một số dự án trọng điểm như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; nâng cấp đường Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; Hầm chui tại nút giao Vành đai 2,5 - đường Giải Phóng; cầu vượt thép Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. Đặc biệt, Ban Giao được được thành phố lựa chọn, giao triển khai thực hiện “siêu” dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; với quy mô đầu tư và tính chất quan trọng của công trình (thuộc dự án quan trọng quốc gia - Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư) thời gian qua Ban Giao thông đã hoàn thành nhiều mốc công việc quan trọng, đáp ứng tiến độ Quốc hội, Chính phủ, thành phố Hà Nội đặt ra.

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 8

Nút giao Cổ Linh hiện đại, kết nối tốt giữa đường Vành đai 3 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 9

Đánh giá về phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, có nhiều chuyển biến tích cực khi thành phố tập trung triển khai và hoàn thành nhiều công trình, dự án giao thông trọng điểm, cấp bách. Điều này được thể hiện ở thực tế, nếu trong các năm 2020 - 2021, tỷ lệ đất dành cho giao thông tại Hà Nội mới đạt khoảng 10,07% thì năm 2022 tỷ lệ này là 10,35% trong quỹ đất đô thị toàn thành phố. Cùng với đó, năm 2022 ngành giao thông Thủ đô cũng xử lý được 8 điểm thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm, chiếm 22,8% trong tổng số 35 điểm ùn tắc đang tồn tại thời gian qua”, ông Dương Đức Tuấn nói.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù có chuyển biến nhưng các chỉ số và tỷ lệ đất dành cho giao thông trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đạt theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cùng với đó tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn ra phức tạp, số điểm ùn tắc giao thông giờ cao điểm còn nhiều và vẫn phát sinh số điểm ùn tắc mới. Phân tích nguyên nhân, ông Tuấn cho hay, là do quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; lưu lượng phương tiện trên đường tại nhiều khu vực vượt năng lực thiết kế mặt đường; phương tiện cá nhân vẫn tăng cao, trong khi đó công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ theo quy hoạch, các tuyến đường vành đai chưa được đầu tư khép kín như Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 3 cũ, Quốc lộ 1 cũ, Quốc lộ 21B; thiếu các cầu qua sông Hồng, trong đó có các cầu đã có quy hoạch và chủ trương thực hiện như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thượng Cát, cầu Mễ Sở…

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 10
Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 11Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 12

Ảnh thiết kế cầu Hồng Hà trên Vành đai 4 nối huyện Đan Phượng với Mê Linh. Ảnh: TVTK

Để giảm ùn tắc, tiếp tục tạo chuyển biến cho hạ tầng giao thông Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, năm 2023 và các năm tiếp theo thành phố giao giao cho các đơn cơ quan chuyên môn trong đó có Sở GTVT, Ban Giao thông tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp trọng tâm. Bao gồm: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch; tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông; Bố trí các lực lượng chốt trực hướng dẫn giao thông tại các “điểm nóng” giao thông.

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 13

Trong các nhóm giải pháp trên, nội dung Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch được đánh giá là nhóm ưu tiên số 1. Cụ thể, trong năm 2022 và các năm tiếp theo, thành phố sẽ giao cho các đơn cơ quan chuyên môn tập trung đầu tư, hoàn thiện thủ tục để hoàn thành các tuyến đường vành đai, ưu tiên triển khai dự án được Chính phủ và thành phố đánh giá rất quan trọng là Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như quốc lộ 1, quốc lộ 6; các tuyến đường có tính kết nối như Nguyễn Tam Trinh; Lĩnh Nam, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực. “Ngoài hoàn thiện hạ tầng theo quy hoạch, giải pháp này còn giúp thành phố thực hiện công tác quản lý, phát triển giao thông bài bản, đồng bộ và có tính bền vững, lâu dài”, ông Tuấn nói.

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 14
Giám đốc Ban Giao Thông Nguyễn Chí Cường (thứ nhất, hàng đầu tiên từ phải) báo cáo tiến độ dự án Vĩnh Tuy 2 với Chủ tịch Nguyễn Sỹ Thanh (thứ 3 hàng đầu tiên từ phải) và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn (thứ 2, hàng đầu tiên từ phải) tại hiện trường thi công năm 2022.

Giám đốc Ban Giao thông Nguyễn Chí Cường cũng cho biết, năm 2022 Ban đã thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ thành phố giao. Bước sang năm 2023, căn cứ các nhiệm vụ thành phố đã giao, Ban tập trung xây dựng kế hoạch triển khai các dự án ngay từ những ngày đầu năm 2023 sát với thực tế; Bám sát đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuộc danh sách các công trình cấp bách, trọng điểm, trong đó, sớm hoàn thiện các thủ tục để khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đúng kế hoạch vào tháng 6/2023; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 trong Quý I/2023; triển khai thi công tại dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; đôn đốc thi công, phấn đấu hợp long cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 trước ngày 30/6 và hoàn thành, thông xe dự án trước 02/9/2023; tập trung triển khai thi công theo tiến độ đối với các dự án: hầm chui Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng; dự án tăng cường năng lực cho tuyến đường sắt đô thị số 03; dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên giai đoạn 2; và hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; đường Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ, các cầu qua sông Hồng gồm cầu Vân Phúc, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thượng Cát; ...

Dấu ấn hạ tầng giao thông Hà Nội năm 2022 ảnh 15

Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng giảm tải cho giao thông khu vực nội đô

Tin liên quan