Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 1

Khi có chức, có quyền, nhiều cán bộ đã quên đi lời răn dạy về đạo đức cách mạng, về “danh dự mới là điều thiêng liêng nhất”, để rồi khi đứng trước hội đồng kỷ luật, trước tòa án mới ăn năn, hối hận thì đã quá muộn. Vậy nên, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ diện Trung ương quản lý luôn phải “tự soi”, “tự sửa”, giữ trọng danh dự, sự trung thực để không đi vào vết xe đổ mà một số người đã mắc phải.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 2

Đầu năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, việc ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế trúng cử uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII nhận được không ít kỳ vọng từ dư luận. Nhiều người tin rằng, với trình độ chuyên ngành về bệnh truyền nhiễm, là Tiến sỹ Y khoa, Giáo sư y học và lời thề Hippocrates, ông Long sẽ phát huy năng lực, giữ vững phẩm chất đạo đức để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân trước đại dịch.

Tương tự, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, trước khi được bầu làm Ủy viên Trung ương cũng tạo được ấn tượng về sự quyết liệt, năng động, đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết. Ở thời điểm diễn ra Đại hội XIII của Đảng, khi Hải Dương xuất hiện ca nhiễm COVID-19, ông đã xin phép và được Đoàn Chủ tịch Đại hội đồng ý cho về địa phương chỉ đạo chống dịch COVID-19…

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 3

Ông Nguyễn Thanh Long, Phạm Xuân Thăng, Chu Ngọc Anh bị "ngã ngựa" do liên quan đến vụ việc Việt Á.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 4

Với độ tuổi “chín”, sau khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, con đường sự nghiệp của ông Long và ông Thăng xem ra còn rộng mở. Thậm chí nếu phát huy tốt năng lực, không ngừng tu dưỡng về đạo đức, phẩm giá, rất có thể cả ông Thăng và ông Long còn có cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

Tuy nhiên, cả ông Long và ông Thăng đều đã “gục gã” trước những cám dỗ vật chất của Việt Á trong vụ kít test để rồi bị cách chức, khởi tố và bắt tạm giam. Điều khiến dự luận bức xúc, phẫn nộ hơn, là ngay ở thời điểm đại dịch, trong bộn bề khó khăn của người dân, doanh nghiệp, với lòng tham vật chất, không giữ trọng danh dự, ông Nguyễn Thanh Long đã “bắt tay” với Phan Quốc Việt và nhận hối lộ đến 2,25 triệu USD để giúp đỡ Việt Á kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19.

Đáng nói, ngay ở thời điểm Đại hội XIII đang diễn ra, ông Long đã gặp ông Phạm Xuân Thăng để trao đổi và giới thiệu Công ty Việt Á hỗ trợ Hải Dương chống dịch. Để rồi, tại cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, ông Phạm Xuân Thăng đã chỉ đạo “thực hiện hợp đồng kinh tế với Việt Á" và ưu tiên số một là xét nghiệm vì "Việt Á đã vào cuộc với chúng ta, đây là một công ty tin cậy, Bộ trưởng Y tế đã khẳng định". Theo kết luận, ông Thăng đã nhận hàng tỷ đồng tiền hối lộ trong vụ Việt Á.

Vậy là từ chỗ được kỳ vọng, những người như ông Long và ông Thăng khi có quyền lực đã thiếu rèn luyện, tu dưỡng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, lợi ích vật chất, vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, Nhà nước dẫn đến “ngã ngựa” giữa chừng, bị khai trừ Đảng và đối diện với hình phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật ở phía trước.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 5

Nói về công tác cán bộ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần cảnh báo “đừng thấy đỏ tưởng chín”. Thực tế, trong nhiệm kỳ này, có những cán bộ trẻ từng là Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, nhưng chỉ gần 2 năm sau khi chính thức trở thành Uỷ viên Trung ương Đảng đã phát lộ vi phạm, dẫn đến “ngã ngựa”, bị kỷ luật, cho thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương.

Cụ thể, như trường hợp của ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ông Quang sinh năm 1975, khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, ông mới có hơn 45 tuổi. Năm 40 tuổi, ông đã là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 6Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 7
Ông Bùi Nhật Quang bị kỷ luật và cho thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Ông Lê Đức Thọ bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng do vi phạm trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập

Theo kết luận của cấp có thẩm quyền, ông Quang đã vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, Quy chế làm việc của Đảng ủy dẫn đến nội bộ Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mất đoàn kết; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương, về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; thiếu trách nhiệm, buông lỏng chỉ đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát.

Tháng 9/2022, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Quang bằng hình thức cảnh cáo. Đến tháng 10/2022, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất để ông Bùi Nhật Quang thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 8

Một Uỷ viên Trung ương khác cũng thuộc thế hệ 7X bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng, ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương là ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Ông Thọ sinh năm 1970 và tương lại sự nghiệp còn khá rộng mở.

Theo thông báo của Bộ Chính trị, ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định. Điều đáng nói là vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 9

Với những người quan tâm đến công tác cán bộ, những gì diễn ra ở phiên tòa “chuyến bay giải cứu” là nỗi tức giận nhưng cũng như đau buồn về phẩm chất, tư cách, phẩm giá của một bộ phận cán bộ, đảng viên từng giữ các chức vụ cao ở các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương. Những cán bộ này đã lợi dụng chủ trương đúng đắn của Đảng và chính sách nhân đạo của Nhà nước để ngang nhiên bòn rút những đồng tiền của những người đang bị mắc kẹt ở nước ngoài nhằm “đút đầy túi cá nhân”

Điều càng khiến người dân bức xúc hơn là những lời khai gây “sốc” của các bị cáo. Thật khó có thể thể hình dung nổi, trước tòa, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng lại biện minh cho hành vi nhận hối lộ của mình rằng: “Khi nhận tiền, bị cáo không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật” và giải thích: “Bị cáo không dám làm gì sai để lợi dụng nhận tiền doanh nghiệp, bị cáo không liên kết, bàn bạc với ai hay gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp gặp, bị cáo cũng không đòi hỏi gì”.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 10Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 11Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 12Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 13
Các bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" tại phiên tòa: từ trên xuống Tô Anh Dũng, Trần Văn Tân, Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Hay bị cáo Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) nhận hối lộ 9 lần, tổng số 5 tỷ đồng từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng nhưng tại tòa, cựu cán bộ này lại nói rằng: Lần đầu Hằng đưa tiền, ông nghĩ là "cảm ơn", muốn trả lại nhưng vì công tác phòng dịch bận nên quên… Còn bị cáo Nguyễn Văn Linh, cựu Trợ lý nguyên Phó Thủ tướng nói: Bị cáo nhận thức việc doanh nghiệp đưa tiền là “cảm ơn”.

Để rồi sau khi phiên tòa “chuyến bay giải cứu”, dư luận vẫn không ngừng đặt ra những vấn đề về công tác đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ như thế nào mà để những người này có cơ hội chui vào bộ máy, thậm chí còn được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng?

Từng có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ chia sẻ, việc xử lý nghiêm minh các cán bộ vi phạm, một mặt cho thấy công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang ngày một phát huy hiệu quả, đúng với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”. Nhưng mặt khác, việc có quá nhiều cán bộ bị xử lý cũng để lại nhiều suy ngẫm, trăn trở về công tác cán bộ.

Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất ảnh 14
Tin liên quan