Đằng sau những ca sinh tám

Đằng sau những ca sinh tám
Theo ghi nhận của y văn thế giới, phần lớn những ca mang thai nhiều con đều đẻ non. Các chuyên gia về sinh sản lý giải rằng, tử cung bị “quá tải” khi có quá nhiều đứa trẻ đang lớn dần, khiến thai phụ phải lâm bồn sớm.

Đằng sau những ca sinh tám

Theo ghi nhận của y văn thế giới, phần lớn những ca mang thai nhiều con đều đẻ non. Các chuyên gia về sinh sản lý giải rằng, tử cung bị “quá tải” khi có quá nhiều đứa trẻ đang lớn dần, khiến thai phụ phải lâm bồn sớm.

Nadya Suleman khi mang 8 thai ở tháng cuối trước khi sinh
Nadya Suleman khi mang 8 thai ở tháng cuối trước khi sinh.
Ảnh: TMZ; Sơ đồ vị trí thai nhi từ bụng Nadya Suleman - nguồn: SPUC

Nhiều đến nỗi... đếm sót

Hồi tháng bảy vừa qua, bà mẹ 14 đứa con Nadya Suleman đã đưa bọn trẻ tới bãi biển Los Angeles (Mỹ) để nghỉ ngơi. Tất cả 14 đứa trẻ đều được sinh nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, ba trong số chúng bị tàn tật. Đôi khi phát điên vì quá bận rộn, Nadya Suleman lại nói mình căm ghét lũ trẻ này.

Ca sinh tám của Nadya Suleman diễn ra ngày 26 - 1 - 2009 tại Bệnh viện Kaiser Permanente ở Bellflower, bang California, Mỹ. Tám đứa trẻ (sáu trai, hai gái) được sinh ra thông qua phẫu thuật mổ lấy thai khi người mẹ lâm bồn ở tuần thứ 30. Bệnh viện Kaiser Permanente đã phải huy động đội ngũ bác sĩ sản khoa, nhân viên y tế lên tới gần 50 người để thực hiện ca mổ.

Ban đầu, dựa trên kết quả siêu âm, các bác sĩ dự tính đón bảy đứa trẻ, nhưng cuối cùng, họ phát hiện thêm đứa trẻ thứ tám trong khi đỡ đẻ (một bé trai, được gọi là “baby H”). Cả tám trẻ đều sinh non khoảng chín tuần lễ. Trọng lượng mỗi bé khác nhau, trung bình từ 680g đến gần 1,5 kg. Ca sinh mổ này diễn ra trong năm phút. Hai bé phải cần ống thở và một máy thở, còn một bé khác cần bổ sung ô-xy.

Trước đó, nước Mỹ từng ghi nhận ca sinh tám đầu tiên tại Houston vào năm 1998 của sản phụ Nkem Chukwu. Tuy nhiên, đứa trẻ nhỏ nhất có trọng lượng chưa đầy 300g đã chết vì bị suy tim và phổi một tuần sau khi sinh. Chính vì thế, ca sinh tám của Nadya Suleman được giới truyền thông Mỹ lúc đó đánh giá là một kỳ tích; trong khi giới chuyên gia lại đưa ra nhiều khuyến cáo. Còn các bà mẹ bình thường khác chỉ biết “lắc đầu chào thua”, không hiểu tám đứa trẻ chen chúc cách nào để tồn tại trong bụng mẹ.

“Kỳ tích” gây tranh cãi

Theo các chuyên gia về sinh sản, việc đẻ một lượt tám con chẳng có gì đáng tự hào. Thậm chí ca sinh tám này còn trở thành đề tài tranh cãi về đạo đức sau khi giới truyền thông phát hiện bà mẹ Nadya Suleman trước đó đã có sáu đứa con và dư luận nghi ngờ khả năng cô có thể nuôi dạy 14 đứa con sau này.

Giới chuyên gia và dư luận càng phản ứng hơn khi bác sĩ Michael Kamrava - người tiến hành thụ tinh nhân tạo cho Nadya Suleman ở phòng khám West Coast IVF tại Beverly Hills - sau đó đã bị khai trừ khỏi Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ (ASRM).

Sean Tipton, người phát ngôn của ASRM, nói rằng, bác sĩ Kamrava liên tiếp vi phạm các nguyên tắc của hiệp hội. ASRM chỉ cho phép chuyển một hoặc hai phôi vào tử cung bệnh nhân dưới 35 tuổi trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Trong khi, theo lời của Nadya, bác sĩ Kamrava đã chuyển tới sáu phôi cho cô, sau đó có hai phôi chia tách thành các cặp sinh đôi, do đó mà cô mang bầu tám thai.

Chưa kể nhiều người còn nghi ngờ vị bác sĩ đã tiêm hormone sinh sản cho Suleman để kích thích rụng trứng, rồi dùng số trứng rụng để thụ tinh trong ống nghiệm. Với việc thụ tinh ống nghiệm, các bác sĩ hoàn toàn có thể kiểm soát số con của phụ nữ, nhưng dường như bác sĩ điều trị của Suleman đã phớt lờ điều đó.

Các chuyên gia cho rằng, càng sinh sớm thì đứa trẻ càng có nguy cơ tử vong hoặc mắc các vấn đề khác về sức khỏe, cũng như khó kéo dài tuổi thọ. Những nguy cơ này bao gồm chảy máu não, bại não, hỏng ruột, chậm phát triển hoặc những bệnh nguy hiểm khác.

Mặt khác, những đứa trẻ sinh ra thường có kích thước nhỏ và yếu, do chúng phải tranh nhau nguồn chất dinh dưỡng và phải chen chúc với nhau ở không gian chật hẹp trong bụng mẹ.

Theo Nhật Vân
Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG