Đăng ký xét giáo sư, phó giáo sư: Ngành nào đông nhất?

TPO - Trong 603 ứng viên đăng ký xét giáo sư, phó giáo sư năm 2020, khối ngành Kinh tế và Y có lượng ứng viên đăng ký đông nhất.

Năm 2020, cả nước có 603 ứng viên đăng ký xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, trong đó có 91 ứng viên giáo sư và 512 ứng viên phó giáo sư.

Trong số đó, ứng viên đăng ký xét giáo sư, phó giáo sư năm 2020 thì khối ngành Kinh tế và Y có lượng ứng viên đăng ký đông nhất.

Cụ thể, khối ngành Kinh tế có tới 14 ứng viên giáo sư và 76 ứng viên phó giáo sư. Ngành Y có khoảng 60 ứng viên.

Từ năm 2019, việc xét duyệt công nhận tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2018 thay cho Quyết định 174 trước đó. Trong đợt xét duyệt này, vắng bóng các ứng viên của ngành khoa học quân sự và khoa học an ninh.

Cũng trong đợt xét duyệt năm 2019, Hội đồng giáo sư Nhà nước đã có quyết định công nhận GS, PGS cho 422 người và 1 trường hợp được Thủ tướng Chính phủ xét duyệt đặc cách giáo sư.

Trong Quyết định số 37, có quy định tiêu chuẩn về thâm niên giảng dạy và công trình khoa học của ứng viên.

Về thâm niên đào tạo, ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy thì phải gấp hai lần điểm công trình tối thiểu. Ứng viên phó giáo sư có bằng Tiến sĩ không đủ 3 năm là không đủ tiêu chuẩn, không được bù như quyết định 174.

Tiêu chuẩn về bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế là bắt buộc, ứng viên được sử dụng các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín để bù cho các tiêu chuẩn về công trình khoa học còn thiếu.

Tiêu chuẩn về chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hướng dẫn chính nghiên cứu sinh, học viên cao học là tiêu chuẩn bắt buộc và không được tính điểm công trình khoa học quy đổi. Nếu không đủ các tiêu chuẩn đó được thay thế bằng bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Tiêu chuẩn về chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên là bắt buộc đối với ứng viên GS, ứng viên không đủ số điểm sách phục vụ đào tạo được bù bằng điểm của bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Có thể nói, đây là 2 tiêu chuẩn quan trọng nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất trong đợt xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2019.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.