Dân ngập ngừng tái đàn, doanh nghiệp chăn nuôi lãi đậm

0:00 / 0:00
0:00
Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân Việt Nam rất lớn đang là mảng miếng béo bở cho doanh nghiệp có tiềm lực
Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân Việt Nam rất lớn đang là mảng miếng béo bở cho doanh nghiệp có tiềm lực
TP - Trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang dè chừng việc tái đàn vì lo sợ bệnh dịch, và thua lỗ khi giá thức ăn tăng cao, các doanh nghiệp (DN) quy mô lớn, đặc biệt DN FDI lãi đậm nhờ giá thịt lợn neo ở mức cao.

Theo báo cáo thường niên vừa được công bố của Tập đoàn CP Việt Nam, năm 2020, công ty này đạt doanh thu 3.477 tỷ USD trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng trưởng 25% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế của công ty là 966,7 triệu USD, tăng 125% so với năm trước đó.

Trong cơ cấu kinh doanh của CP Việt Nam, mảng thức ăn chăn nuôi mang về 898,5 triệu USD doanh thu, tăng trưởng 1% so với năm trước. Tăng mạnh nhất thuộc về mảng chăn nuôi và thực phẩm với doanh thu lần lượt là 2,42 tỷ USD và 155,4 triệu USD, tương ứng mức tăng trưởng 36% và 41%.

CP Việt Nam nói rằng, năm 2020, nhờ giá thịt lợn tăng mạnh so với năm 2019 nên doanh thu và lợi nhuận của công ty bứt phá mạnh mẽ. Biên lợi nhuận gộp tổng thể của CP Việt Nam tăng lên mức 35,7%, gần gấp đôi so với năm 2019.

Nguyên nhân giá thịt lợn tăng cao được cho là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, quy mô đàn gia súc lại giảm khiến chi phí thức ăn chăn nuôi giảm. Điều này đã gây nên đột biến về lợi nhuận trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Không chỉ CP Việt Nam, năm 2020, các doanh nghiệp cùng ngành chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Dabaco, doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với CP Việt Nam, đạt doanh thu 10.022 tỷ đồng, tăng trưởng 39%. Lợi nhuận ròng của công ty đạt ngưỡng 1.400 tỷ đồng, tăng gấp 4,6 lần so với năm trước.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nói rằng, hiện tại, các DN FDI chiếm thị phần áp đảo trong thị trường chăn nuôi của Việt Nam. Theo ông Trọng, DN FDI có rất nhiều lợi thế về vốn, quy trình sản xuất. Đa số DN đều được các tổ chức, ngân hàng quốc tế cho vay giá ưu đãi nên đầu tư rất mạnh vào mảng này. Trong khi đó, DN Việt thường loay hoay với bài toán vốn, vì chăn nuôi là ngành rủi ro cao nên ngân hàng rất ngại cho DN vay.

Theo ông Trọng, thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng hơn 20% khiến người chăn nuôi trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong tái đàn, không ít hộ có nguy cơ thua lỗ. Ngược lại, việc kiểm soát phần lớn thức ăn chăn nuôi giúp các DN FDI chiếm lĩnh và quyết định được thị trường.

Về việc các DN chăn nuôi FDI lãi đậm nhờ giá thịt lợn tăng cao, ông Trọng nói rằng, thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Chính phủ quyết liệt khuyến khích các DN lớn hạ giá bán, tuy nhiên, giá cả vẫn do thị trường quyết định. Với mức giá bây giờ, theo ông Trọng người chăn nuôi phải thật khéo tính toán mới có lãi.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, trong lợi nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi, nông dân phần lớn không có phần.

MỚI - NÓNG
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
TPO - Dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được ban hành vào chiều ngày 16/10. Tuy nhiên, mức giá lại giảm mạnh so với trước kia. Chẳng hạn, đất thương mại dịch vụ tại đường Đồng khởi, quận 1 đang thu theo mức bình quân là 9 triệu đồng/m2/năm nhưng bảng giá đất mới là 5 triệu đồng/m2/năm.
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...