Cuộc khủng hoảng của tập đoàn này bắt đầu từ tháng 5. Nguồn lực ngày càng cạn kiệt khi phải giải quyết khoản nợ 1 nghìn tỷ tệ (305 tỷ USD) đã xoá sạch 80% giá cổ phiếu và trái phiếu của tập đoàn này, và khoản thanh toán trái phiếu trị giá 80 triệu USD sẽ phải thực hiện trong tuần tới.
Chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Các ngân hàng cho biết họ có thể sẽ không thu được các khoản đáo hạn và tiến đến giai đoạn mà giới chức sẽ can thiệp và tập đoàn phải bán bớt tài sản để trả nợ, nhưng quá trình này có thể trở nên lộn xộn.
“Chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Họ có thể đang cố đạt được một thoả thuận ở hậu trường, nhưng chúng tôi không nắm được tình hình và chưa từng thấy tiền lệ”, Sid Dahiya, giám đốc bộ phận phụ trách trái phiếu doanh nghiệp của EM tại London, nói với Reuters.
Cách đây 2 tuần, Evergrande cảnh báo rằng họ có nguy cơ vỡ nợ nếu không huy động được tiền mặt. Sau đó, tập đoàn này nói rằng nỗ lực của họ chưa đạt được tiến triển nào.
Các nhà phân tích cho rằng nếu Evergrande, một tập đoàn với hơn 1.300 dự án bất động sản trên khắp 280 thành phố, sụp đổ, điều đó sẽ khiến mọi người thay đổi quan điểm rằng một số tập đoàn Trung Quốc quá lớn để thất bại.
Điều đó có thể đúng với những công ty nhà nước, nhưng tình hình có thể thay đổi sau khi Bắc Kinh siết chặt quản lý các tập đoàn công nghệ lớn như Alibaba và Tencent, khiến hơn 1 nghìn tỷ đô la bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán trong thời gian qua.