“Đắk Nông còn nhớ không…?”

0:00 / 0:00
0:00
TP - “Đắk Nông còn nhớ không những tháng năm dài/Suối sâu và núi đồi, vội vã bước chân ai?”. Những câu ca trong bài hát nổi tiếng “Hoàng hôn màu lá” của nhạc sĩ Thanh Tùng đã gợi cho tôi những kỷ niệm khó quên về nghề báo trên mảnh đất cao nguyên Đắk Nông.

CHẠY LŨ CÙNG NGƯỜI DÂN

Nhận được tin báo hồ thủy điện Đồng Nai 3 sẽ tích nước vào ngày 17/9/2010, tôi cùng một đồng nghiệp ở báo Tiền Phong chạy xe máy hàng trăm cây số từ tỉnh Đắk Lắk đến xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Thời điểm đó, khi Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 tích nước đến cao trình 572,5m thì cả khu vực thôn 1 (xã Đắk Plao) sẽ bị ngập hơn 10m và khu vực thôn 3 (xã Đắk Plao) sẽ bị ngập hơn 5m. Nếu người dân không di dời khỏi lòng hồ, cả 2 thôn này sẽ chìm trong biển nước.

“Đắk Nông còn nhớ không…?” ảnh 1

Công ty Tân Phát cho máy ủi mở đường để chặt hạ rừng trồng ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong Ảnh: L.H

Ngay từ năm 2006, những bất cập trong công tác đền bù tái định cư, định canh tại dự án Thuỷ điện Đồng Nai 3 đã được chính quyền địa phương liên tục yêu cầu chủ đầu tư phải giải quyết nhưng không được xử lý dứt điểm. Không còn cách nào khác, tháng 10/2009, hàng trăm người dân xã Đắk Plao đã ồ ạt kéo nhau vào rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng tự chặt phá rừng để lấy đất tái định cư.

Nhưng trên đường vào xã Đắk Plao, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi hàng trăm con người vẫn cố gắng bám trụ nơi đây, chấp nhận cuộc sống vá víu từng ngày để chờ nhận đủ tiền đền bù mới chịu di dời. Hàng chục người khác thì mỗi ngày vẫn hồn nhiên dắt díu nhau trở lại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 để làm nương rẫy. Chạy xe máy qua những con đường dốc quanh co vào khu vực khiến chúng tôi đói lả phải vào nhà dân ăn cơm. Gia đình anh K’Sriu (ở thôn 1, xã Đắk Plao) ban đầu tưởng chúng tôi là cán bộ đến vận động dân di dời thì ngó lơ không tiếp chuyện. Khi biết chúng tôi là nhà báo, anh K’Sriu đã đon đả mời cơm và kể chuyện kiên quyết bám trụ không di dời khỏi lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3.

“Đắk Nông còn nhớ không…?” ảnh 2

Nhà người dân xã Đắk Plao chìm trong biển nước khi Thuỷ điện Đồng Nai 3 tích nước phát điện Ảnh: C.H

“Ngày mai (tức ngày 17/9/2010 - PV) họ tích nước hồ thủy điện thì thôn mình sẽ bị ngập mà mọi người không sợ à?”, tôi hỏi anh K’Sriu. Anh thản nhiên đáp: “Sợ gì! Nếu ngập thì mình chạy lên Tà Đùng sinh sống thôi. Cả thôn đã chuẩn bị thuyền bè để chạy lên đó rồi nhà báo ơi! Trước đây cha ông mình đã di dời từ đỉnh núi Tà Đùng xuống đây sinh sống, giờ mình lại di dời về nơi cũ thôi”. Biết người dân nơi đây đã có phương án dự phòng nên đêm đó chúng tôi ở lại cùng người dân thôn 1, xã Đắk Plao để chờ xem chủ đầu tư Thủy điện Đồng Nai 3 có dám đóng van tích nước như họ đã thông báo hay không?

“Đắk Nông còn nhớ không…?” ảnh 3

Công ty Tân Phát cho người chặt rừng trồng ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong Ảnh: L.H

Đến tờ mờ sáng 17/9/2010, tiếng còi báo động vang lên từ phía Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 làm chúng tôi cùng người dân xã Đắk Plao tỉnh giấc. Khi chúng tôi còn ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì thì người dân đã xao xác bảo nhau “thuỷ điện bắt đầu tích nước rồi bà con ơi”. Không ai bảo ai, người dân cùng nhau xếp đồ đạc quan trọng lên thuyền để chuẩn bị cho cuộc “đại di dời” thôn thêm lần nữa.

Trong khoảng vài tiếng đồng hồ, khi nước bắt đầu tràn vào nhà dân thì những đồ đạc quan trọng đã được họ đưa lên thuyền gỗ đóng sẵn. Nhiều người dân không đóng được thuyền thì bắt đầu tháo dỡ nhà cửa, đóng bè kéo vào các tiểu khu 1803, 1807, 1811 thuộc phân khu phục hồi sinh thái, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Chiếc xe máy cùng ba lô đựng đồ nghề của chúng tôi cũng đã được người dân đưa lên thuyền từ lúc nào không hay.

“Đắk Nông còn nhớ không…?” ảnh 4

Người dân xã Đắk Plao tháo nhà cửa chạy lũ Thuỷ điện Đồng Nai 3

Ảnh: C.H

Giữa biển nước mênh mông của hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, có hàng chục con thuyền gỗ tự đóng của người dân xã Đắk Plao chạy lũ như gặp trận “đại hồng thuỷ”. Nhiều ngôi nhà, cây trồng người dân bị nước cuốn trôi dập dềnh về phía hạ nguồn. Khi chúng tôi ngoảnh lại nhìn trong chốc lát, cả thôn 1 và 3 của xã Đắk Plao đã chìm sâu dưới biển nước.

“NHÀ BÁO THÌ KHỎI ĐÁNH”!

Vào năm 2014, Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Tân Phát (ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) liên tục đưa người vào chặt phá trái phép rừng trồng của Công ty CP Trồng rừng Trường Thành tại xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Không những thế, Công ty Tân Phát còn thuê hàng chục giang hồ từ nhiều nơi đến ngăn cản, uy hiếp công nhân Công ty CP Trồng rừng Trường Thành khi họ đang bảo vệ rừng trồng của công ty mình.

Nhận được phản ánh của người dân, chiều ngày 16/4/2014, phóng viên của các báo như: Tiền Phong, Sài Gòn Giải phóng, Nông thôn Ngày nay, Người lao động, Đài tiếng nói Việt Nam… đã đến hiện trường vụ khai thác rừng trồng ở xã Quảng Khê để ghi nhận vụ việc. Để đảm bảo an toàn cho nhóm phóng viên, lãnh đạo UBND huyện Đắk Glong đã cử 1 cán bộ công an và 2 cán bộ kiểm lâm huyện chạy xe máy dẫn chúng tôi vào hiện trường khai thác rừng keo của Công ty Tân Phát. Tại thời điểm chúng tôi có mặt, có hai máy ủi Công ty Tân Phát thuê đang san ủi đường để vận chuyển gỗ, rất nhiều cây keo mới bị chặt hạ ngổn ngang nhưng người khai thác đã biết tin nên bỏ trốn.

“Đắk Nông còn nhớ không…?” ảnh 5

Phóng viên Công Hoan lên thuyền chạy lũ thủy điện cùng người dân Đắk Plao Ảnh: V.T

Sau hơn 1 tiếng đồng hồ chụp ảnh và quay phim vụ phá rừng này, nhóm phóng viên được cán bộ công an và kiểm lâm huyện Đắk Glong chạy xe máy “hộ tống” đi ra khỏi rừng. Khi chúng tôi vừa ra đến bìa rừng, có khoảng 30 người lạ mặt trên mình đầy hình xăm hùng hổ đến tra hỏi phóng viên, công an và cả kiểm lâm. Sau khi doạ nạt phóng viên, chúng kéo đến đánh đập và lăng mạ một công nhân của Công ty Trường Thành bằng những lời lẽ tục tĩu. Sau đó, chúng còn kéo đến vây ráp và đánh ông Võ Minh Quang (Phó Tổng Giám đốc Công ty Trường Thành). Trong lúc đó, có khoảng 20 kẻ khác ở quanh đó sẵn sàng xông ra “tham chiến” nếu có ai đó chống đối.

Bất ngờ một đại ca của nhóm giang hồ tiến về phía chúng tôi hất hàm hỏi: “Chúng mày là ai, từ đâu tới?”. Lúc này, anh T.T. (công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam, người lớn tuổi nhất nhóm phóng viên) rất bình tĩnh tiến đến trước vị “đại ca” này giải thích: “Anh em chúng tôi là phóng viên, nhà báo đến ghi nhận vụ việc mà thôi. Chúng tôi chỉ phản ánh trung thực, khách quan và không vì lợi ích bên nào cả nên đề nghị các anh để chúng tôi đi”. Vị “đại ca” này nhìn trừng trừng anh T.T một lúc và sau đó đảo mắt liếc nhìn qua nhóm phóng viên trẻ chúng tôi.

Nhìn về phía chốn cũ, mắt anh K’Sriu đượm chút buồn man mác nhưng vẫn mạnh mẽ lái con thuyền gỗ chở chúng tôi băng băng qua hồ thuỷ điện. Đến gần trưa hôm đó, hàng chục hộ dân xã Đắk Plao đã “chạy lũ thuỷ điện” an toàn và đến được chân núi Tà Đùng để “lập làng” sinh sống.

Bắt gặp ánh mắt của người này, trong đầu tôi thoáng nghĩ “chắc sắp bị trận đòn nhừ tử” giữa rừng núi xa xôi này rồi. Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi vị “đại ca” này chợt cười sảng khoái chỉ đạo đàn em: “Nhà báo à, thôi bọn mày khỏi đánh nhé”. Rất may, vị cán bộ công an huyện đã điện báo cho lãnh đạo huyện cử lực lượng đến giải vây cho chúng tôi. Khi lực lượng công an xã, công an huyện và kiểm lâm huyện Đắk G’long được tăng cường đến hiện trường, chúng mới chịu rút lui.

MỚI - NÓNG