Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ nội để xét chuẩn đầu ra

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong Quy chế đào tạo đại học vừa được Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành, Đại học này chính thức công nhận chứng chỉ VSTEP để xét chuẩn đầu ra cho sinh viên. 

Mới đây, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ký Quyết định số 3626/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Quy chế đào tạo bậc ĐH tại ĐH này áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi.

Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ nội để xét chuẩn đầu ra ảnh 1

Quy chế mới cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ GD&ĐT, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Quy chế này bao gồm 9 chương, 51 điều quy định về đào tạo bậc ĐH tại ĐHQGHN, được áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học.

Đáng chú ý, quy chế mới quy định đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, ĐHQGHN áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP), với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo bên cạnh các chứng chỉ có giá trị tương đương khác.

Mặt khác, so với Quy chế trước, Quy chế này quy định học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là học phần sinh viên bắt buộc phải học và lấy điểm tích lũy, và do đó được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập của toàn khóa.

Trước đó, đầu tháng 11, ĐHQG TPHCM đã có văn bản chính thức thông báo việc sử dụng chứng chỉ VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.

Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, hiện nay có 25 cơ sở giáo dục ĐH được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP. Trong số này có Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.