Mặc dù việc chỉ định vùng nước băng giá xung quanh lục địa phía nam như một đại dương riêng biệt đã xuất hiện gần 100 năm và được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi, nhưng cho đến nay nó vẫn chưa có được sự ủng hộ phổ biến.
Thế nhưng vào ngày 8/6 vừa qua là Ngày Đại dương Thế giới, hiệp hội địa lý quốc gia đã thông báo rằng, họ xác nhận Nam Đại dương là đại dương thứ năm trên bản đồ của hành tinh chúng ta.
National Geographic bắt đầu lập bản đồ vào năm 1915, nhưng mới chỉ chính thức công nhận bốn đại dương, được xác định bởi các lục địa giáp với chúng.
Ngược lại, Nam Đại Dương không được xác định bởi các lục địa bao quanh nó, mà bởi Dòng hải lưu Nam Cực (ACC) chảy từ tây sang đông. Các nhà khoa học cho rằng ACC được tạo ra cách đây 34 triệu năm khi lục địa Nam Cực tách khỏi Nam Mỹ, cho phép nước chảy không bị cản trở xung quanh "đáy" của thế giới.
Ngày nay, dòng ACC chảy qua tất cả các vùng nước bao quanh Nam Cực cho đến khoảng 60 độ về phía nam, ngoại trừ Drake Passage và biển Scotia, cả hai đều nằm gần giữa Cape Horn của Nam Mỹ và Bán đảo Nam Cực.
Nước của ACC - và do đó hầu hết Nam Đại Dương lạnh hơn và ít mặn hơn một chút so với nước biển ở phía bắc.
ACC hút nước từ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để giúp tạo ra một "băng chuyền" toàn cầu mang nhiệt lượng xung quanh hành tinh, trong khi nước lạnh đặc của ACC chìm xuống và giúp lưu trữ carbon trong đại dương sâu. Các nhà khoa học cho rẳng có hàng nghìn loài sinh vật biển chỉ sống ở ACC.