Đại diện Triều Tiên và Hàn Quốc ẩu đả tại Liên Hiệp Quốc

Đại diện Triều Tiên và Hàn Quốc ẩu đả tại Liên Hiệp Quốc
Một vụ ẩu đả đã xảy ra giữa nhân viên ngoại giao hai miền Triều Tiên tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva – Thụy Sĩ ngày 12-3 sau bản báo cáo về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên.

Cuộc tranh luận nổ ra khi các thành viên hội đồng bình luận về báo cáo nhân quyền Triều Tiên của chuyên gia độc lập Marzuki Darusman. Theo báo cáo, từ tháng 9-2011 đến tháng 1-2012, tình hình nhân quyền và nhân đạo ở Triều Tiên "tiếp tục xấu đi". Báo cáo còn cho rằng việc chuyển giao quyền lực sau sự ra đi của cố lãnh đạo Kim Jong-il hồi tháng 12-2011 là một cơ hội cải cách ở nước này.

Ông So Se-pyong, đại diện của Triều Tiên tại cuộc họp, chỉ trích gay gắt báo cáo trên là “được bịa đặt bởi các yếu tố thù địch” và “hoàn toàn phản đối lối diễn giải trên”.

Tiếp đó, trong khi đại diện Nhật Bản sắp kết thúc bài phát biểu của mình, phái đoàn Triều Tiên đứng phắt dậy, rời khỏi phòng hội đồng và bị các nhân viên an ninh ngăn lại. Một cuộc ẩu đả nhỏ đã xảy ra khiến cuộc họp với sự tham gia của 500 phái đoàn trên toàn thế giới phải hoãn lại nhiều phút. Một người đàn ông đã bị lực lượng an ninh Liên Hiệp Quốc bắt, song lại được thả ra sau đó.

Trong khi đó, Yonhap tường thuật bản báo cáo tiếp theo của Hàn Quốc càng làm nóng cuộc họp. Phía Hàn Quốc cho rằng những người Triều Tiên bỏ sang Trung Quốc để trốn nạn đói thường bị bắt buộc hồi hương hoặc bị trục xuất. Trung Quốc gọi những người Triều Tiên này là dân nhập cư vì lý do kinh tế chứ không phải tị nạn.

"Cho hồi hương những người Triều Tiên ly khai là vấn đề lớn về quyền con người. Đáng tiếc là Trung Quốc không thay đổi quan điểm dù họ biết rõ những người này phải đối mặt với điều gì một khi bị trả về Triều Tiên” - ông Kim Hyung-oh, đại diện của Hàn Quốc, phát biểu.

Chuyên gia Darusman cho biết những kẻ ly khai thường bị trừng phạt nặng khi về lại Triều Tiên.

Và thêm một trận ẩu đả xảy ra giữa đại diện hai miền Triều Tiên ngay sau đó.

Theo Người Lao Động
Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.