Đại án nghìn tỷ: Cựu lãnh đạo Agribank nói gì tại tòa?

Bị cáo Kiều Trọng Tuyến. Ảnh vov.vn
Bị cáo Kiều Trọng Tuyến. Ảnh vov.vn
TPO - Sang ngày xét xử thứ tám, vụ “đại án nghìn tỷ” ở Agribank vẫn tiếp diễn với phần tranh luận. Cho rằng bị truy cứu hình sự là quá nặng, cựu phó tổng giám đốc Agribank xin miễn hình phạt, xem xét ở góc độ hành chính.

Tại toà, bị cáo Kiều Trọng Tuyến  (cựu Phó tổng giám đốc Agribank) đã bổ sung 34 văn bản thanh, kiểm tra liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Nam Hà Nội.

Theo ông Tuyến, trong lịch sử, chưa có chi nhánh nào bị kiểm tra nhiều như vậy. Mặc dù không phát hiện sai phạm, song, ông Tuyến đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét cho tình huống tích cực này.

Ngoài việc phản bác cáo trạng khi cho rằng đã tái phạm nhiều lần, cựu phó tổng Agribank khẳng định việc truy cứu trách nhiệm hình sự là quá nặng. 

“Bị cáo sẵn sàng nhận trách nhiệm nhưng ở mức độ nhất định” – ông Tuyến nói tại toà. Cũng theo bị cáo này,  bản cáo trạng cũng đã chỉ rõ, hành vi nâng quyền phán quyết của Agribank cho chi nhánh không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Do vậy, mong HĐXX xem xét miễn hình phạt và xem xét công bằng.

Trong một diễn biến khác, dù đã kết thúc phần tranh luận, song thấy một số nội dung cần làm rõ, HĐXX quyết định quay lại phần thẩm vấn. Liên quan đến nội dung ban hành nghị quyết, vị chủ tọa chuyển qua thẩm vấn đại diện Ngân hàng Nhà nước. 

Theo đó, phía Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc nâng quyền phán quyết cho vay thuộc thẩm quyền của các ngân hàng, song, không được vượt quá 15% vốn tự có.

Ngay sau đó, Toà chuyển qua thẩm vấn cựu chủ tịch HĐQT Agribank – Nguyễn Thế Bình về nội dung nguồn vốn. Ông Bình cho hay, vào thời điểm xảy ra vụ án, Agribank có khoảng 30.000 tỷ đồng. Như vậy, “kịch trần” nâng phán quyết của ngân hàng này có thể lên đến 4.500 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.