Đã tìm ra 'nhịp đập' của Trái đất

0:00 / 0:00
0:00
Sự thay đổi của mực nước biển, sự phun trào núi lửa.... đều theo chu kỳ 27,5 triệu năm mà các nhà khoa học gọi là " nhịp đập của Trái đất".
Sự thay đổi của mực nước biển, sự phun trào núi lửa.... đều theo chu kỳ 27,5 triệu năm mà các nhà khoa học gọi là " nhịp đập của Trái đất".
TPO - Theo một nghiên cứu mới, hầu hết các sự kiện địa chất lớn trong lịch sử gần đây của Trái đất đều diễn ra theo chu kỳ 27,5 triệu năm, một mô hình mà các nhà khoa học gọi là "nhịp đập của Trái đất ".

Trong 260 triệu năm qua, hàng chục sự kiện địa chất lớn, từ thay đổi mực nước biển đến phun trào núi lửa... dường như tuân theo chu kỳ thời gian này.

Michael Rampino, giáo sư tại khoa sinh học và nghiên cứu môi trường tại Đại học New York của Mỹ cho biết: “Trong một thời gian dài, một số nhà địa chất đã tự hỏi liệu có một chu kỳ khoảng 30 triệu năm trong hồ sơ địa chất hay không. Nhưng cho đến gần đây, hầu hết các nhà địa chất sẽ nói rằng các sự kiện địa chất phần lớn là ngẫu nhiên."

Thế nhưng, trong nghiên cứu mới, Rampino và nhóm của ông đã tiến hành một phân tích định lượng để xem liệu chúng thực sự là ngẫu nhiên hay có một mô hình cơ bản nào đó.

Chu kỳ 27,5 triệu năm

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm tài liệu và tìm thấy 89 sự kiện địa chất lớn xảy ra trong 260 triệu năm qua. Chúng bao gồm các sự kiện tuyệt chủng, các sự kiện thiếu khí đại dương (thời điểm các đại dương bị nhiễm độc do cạn kiệt oxy), dao động mực nước biển, hoạt động núi lửa lớn được gọi là phun trào bazan và thay đổi tổ chức các mảng kiến ​​tạo của Trái đất .

Sau đó, các nhà nghiên cứu sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian và sử dụng một công cụ toán học được gọi là phân tích Fourier để xác định tần suất các sự kiện tăng đột biến. Họ phát hiện ra rằng hầu hết các sự kiện này tập hợp thành 10 thời điểm riêng biệt, cách nhau trung bình 27,5 triệu năm. Con số đó có thể không "chính xác", nhưng đó là một "ước tính khá tốt" với độ tin cậy 96%, có nghĩa là nó "không có khả năng là một sự trùng hợp", Rampino nói.

Một giả thuyết cho rằng hệ mặt trời đôi khi di chuyển qua các mặt phẳng chứa lượng vật chất tối lớn hơn trong thiên hà, Rampino nói. Khi đó một lượng lớn vật chất tối bị hành tinh hấp thụ có thể hủy hoại, giải phóng nhiệt, tạo ra một xung nhiệt và hoạt động địa chất.

Có lẽ sự tương tác này với một lượng lớn vật chất tối tương quan với nhịp đập của Trái đất, Rampino nói. (Nhưng tất nhiên, đây chỉ là lý thuyết. Các nhà khoa học vẫn chưa biết vật chất tối được tạo thành từ chất gì, và không biết nó phân bố như thế nào trong hệ mặt trời).

Rampino và nhóm của ông hy vọng sẽ có được dữ liệu nhiều hơn nữa về niên đại của một số sự kiện địa chất nhất định và lên kế hoạch phân tích một khoảng thời gian dài hơn để tìm ra các chu kỳ chính xác của các sự kiện tuyệt chủng, phun trào núi lửa...

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.