Kính viễn vọng Không gian Hubble đã phát hiện ra hậu quả của vụ va chạm có chủ đích đầu tiên giữa một tàu vũ trụ và một tiểu hành tinh, để lộ ra một mảnh vụn gồm ít nhất 37 "tảng đá" văng xa hàng nghìn dặm trong vũ trụ. |
Ngày 26/9 năm ngoái, tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA đã vỡ vụn khi nó đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos, cách Trái đất 11 triệu km, thay đổi thành công quỹ đạo của tiểu hành tinh này.
Giờ đây, bằng cách sử dụng Hubble để nghiên cứu tác động, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng tác động khoảng 23.400 km/giờ của DART lên tiểu hành tinh đã tạo ra nhiều hòn đá tảng. Những tảng đá có đường kính từ 0,9 đến 6,7 m, rất có thể đã bị rung chuyển khỏi bề mặt tiểu hành tinh trong quá trình va chạm.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này vào ngày 20/7 trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters.
David Jewitt, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học California, Los Angeles, cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng ta biết điều gì xảy ra khi chủ động va vào một tiểu hành tinh và nhìn thấy vật chất thoát ra với kích thước lớn nhất. Những tảng đá này là một trong những thứ mờ nhạt nhất từng được chụp ảnh bên trong hệ mặt trời của chúng ta".
Mục tiêu của DART là thay đổi quỹ đạo của Dimorphos xung quanh đối tác lớn hơn của nó — tiểu hành tinh Didymos rộng 780 m— trong ít nhất 73 giây. Tuy nhiên, tàu vũ trụ đã vượt xa mục tiêu đó, làm thay đổi quỹ đạo của Dimorphos trong thời gian khổng lồ là 32 phút.
Điều này có nghĩa là tàu vũ trụ DART nặng 550 kg, trị giá 314 triệu đô la, đã đẩy Dimorphos đến gần Didymos và rút ngắn đường quỹ đạo của tiểu hành tinh nhỏ hơn.
Thành công của sứ mệnh này làm tăng khả năng một ngày nào đó một phương pháp tương tự có thể được sử dụng để đẩy một tiểu hành tinh có hại ra khỏi hướng va chạm chết người với Trái đất.
Các tảng đá, ước tính chiếm khoảng 0,1% khối lượng của Dimorphos, được phát hiện trôi ra khỏi tiểu hành tinh với tốc độ chỉ hơn nửa dặm một giờ (0,8 km/h) - "gần bằng tốc độ đi bộ của một con rùa khổng lồ", theo NASA.