Đà Lạt: Đào khoét, san gạt đất bừa bãi, nhiều nơi bị sạt lở

Che bạt để hạn chế bớt tình trạng sạt lở ở chung cư Khe Sanh
Che bạt để hạn chế bớt tình trạng sạt lở ở chung cư Khe Sanh
TPO - Đà Lạt có địa hình đồi dốc nên dễ xảy ra sạt lở đất vào mùa mưa, gây đổ ta luy, sập nhà…. Tuy nhiên, sạt lở diễn ra ngày càng nhiều do tình trạng đào khoét, san gạt đất bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, ngay cả trong nội ô thành phố.

Ngày 2/11, ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, cho biết, lượng nước quá lớn từ mương thoát nước của Quốc lộ 20B đổ xuống gây sạt lở tại khu dân cư gồm 60 hộ dân phía ta luy âm (thuộc địa bàn thôn Trường An, xã Xuân Trường).

Chính quyền địa phương đã cho gắn bảng cảnh báo không cho xe lớn lưu thông tại khu vực này; mặt khác giao Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt khảo sát, lên phương án thiết kế để khắc phục tình trạng trên.

Cùng ngày, ông Tôn Thất Thanh Vũ, Chủ tịch UBND Phường 10 xác nhận từ thời điểm xảy ra cơn bão số 7 đã xuất hiện điểm sạt lở đất nguy hiểm ở tòa nhà chung cư Khe Sanh.  

Cơ quan chức năng đã đào đường mương dẫn nước sang hướng khác, đồng thời che bạt từ chung cư xuống tới đường Khe Sanh để giảm bớt áp lực nước tại khu vực bị sạt lở.

UBND TP. Đà Lạt giao Công ty CP dịch vụ đô thị Đà Lạt lên phương án và lập dự toán khắc phục vụ sạt lở đất này. Tuy nhiên, phải đến đầu mùa khô mới có thể thi công xây bờ kè.

Một vụ sạt lở đất khác xảy ra cách chung cư Khe Sanh vài trăm mét. Nguyên nhân, chủ đầu tư khách sạn Diamon Hill đã cho khoét đồi, đào đất để xây dựng tòa nhà nhưng chưa làm bờ kè.

Đà Lạt: Đào khoét, san gạt đất bừa bãi, nhiều nơi bị sạt lở ảnh 1 Khoét đồi thông xây khách sạn Diamon Hill gây sạt lở.

Cơ quan chức năng đã cho di dời một số người dân sống trên đồi đến nơi an toàn; đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư lập phương án thiết kế kè chắn đất trình Sở Xây dựng phê duyệt.

Trên địa bàn Phường 3, khoảng 30 người thuộc hộ ông Lã Thế Mạnh và 3 hộ lân cận tại hẻm 19 Trần Phú phải di dời khẩn cấp vì hộ lân cận (bà D.T.T.V) đào đất gây nứt, sụt lún công trình ta luy và nhà ở.

Cụ thể, khi bà D.T.T.V cho nạo vét mương và đào hố ga khiến bờ ta luy (dài khoảng 6m, cao 3m, có kết cấu bên ngoài bằng đá chẻ, phía trên giằng bê tông) của nhà ông Mạnh bị rạn nứt, sụt lún.

Phía trên ta luy này có căn nhà kiên cố quy mô 2 hầm, 1 trệt của ông Mạnh. Hệ thống dầm tại vị trí tiếp giáp giữa khối nhà là hành lang và cầu thang đã bị nứt tạo thành khe hở khoảng 10 cm; hầm 1 và 2 có dấu hiệu rạn nứt...

Đà Lạt: Đào khoét, san gạt đất bừa bãi, nhiều nơi bị sạt lở ảnh 2 Nhà và ta luy của ông Mạnh bị nứt

Các ban ngành chức năng đã hướng dẫn người dân có biện pháp xử lý, không để nước đổ xuống công trình và khu vực sạt lở; phủ bạt để ngăn nước tác động trực tiếp vào phần đất chân kè ta luy… Đơn vị tư vấn đã khảo sát lập phương án để khẩn trương khắc phục việc nứt, sụt lún nhà và ta luy.

Đà Lạt: Đào khoét, san gạt đất bừa bãi, nhiều nơi bị sạt lở ảnh 3 Vết nứt ở nhà ông Mạnh.

Theo ông Nguyễn Đức Cứ, các khu dân cư ở Đà Lạt thường được hình thành ở những nơi có địa hình đồi dốc. Quá trình xây dựng, nhiều người đào bới, sang gạt đất vô tội vạ dẫn đến các vụ sạt lở. Một số mương nước không được nạo vét gây gây ngập úng cục bộ, nhất là khi xảy ra mưa lớn kéo dài, dẫn đến sạt lở.  

Đà Lạt: Đào khoét, san gạt đất bừa bãi, nhiều nơi bị sạt lở ảnh 4 Vụ sạt lở đát ở Phường 4 khiến ngôi nhà 2 tầng bị hư hỏng

Trước tình hình đó, các ban ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý những vụ đào khoét, san gạt đất trái phép, sai phép; khuyến cáo chủ đầu tư phải lập hồ sơ khảo sát thiết kế trình cơ quan chức năng phê duyệt trước khi tiến hành xây dựng, ngay cả với công trình ta luy.

Đà Lạt: Đào khoét, san gạt đất bừa bãi, nhiều nơi bị sạt lở ảnh 5 Vụ san gạt đất trái phép ven đường Ankoret
MỚI - NÓNG