Cựu Tổng thống Hàn Quốc tự bào chữa trong phiên tòa đầu tiên

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tự bào chữa trong phiên tòa hình sự đầu tiên, nói rằng nỗ lực áp đặt thiết quân luật của ông hồi tháng 12/2024 không phải là một cuộc nổi loạn. Nếu bị kết tội nổi loạn, ông Yoon sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là tù chung thân hoặc tử hình.

Sáng 14/4, ông Yoon đến Tòa án Quận Trung tâm Seoul qua bãi đậu xe ngầm để tránh báo chí.

Phiên tòa hình sự xét xử cáo buộc nổi loạn nhằm vào ông Yoon diễn ra lúc 10h. Cựu tổng thống ngồi trên ghế bị cáo trong bộ vest màu xanh hải quân. Báo chí không được phép chụp ảnh và quay phim theo lệnh của tòa án.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc tự bào chữa trong phiên tòa đầu tiên ảnh 1

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đến tòa án sáng 14/4. (Ảnh: Yonhap)

Ông Yoon bị cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn với quyết định áp đặt thiết quân luật vào ngày 3/12/2024. Ngay trong đêm, quân đội đã được triển khai đến Tòa nhà Quốc hội trong một nỗ lực được cho là nhằm ngăn chặn các nghị sĩ bỏ phiếu bác bỏ lệnh thiết quân luật.

Ông Yoon bị Quốc hội luận tội vài ngày sau đó, và bị cách chức vào ngày 4/4/2025 sau khi Tòa án Hiến pháp nhất trí thông qua việc luận tội ông.

"Bản cáo trạng chỉ nêu chi tiết cuộc điều tra về những gì đã xảy ra từ 22h30 ngày 3/12 đến 2, 3h sáng", ông Yoon nói trong phiên tòa sáng nay, sau khi bên công tố trình bày tóm tắt các cáo buộc của mình.

"Việc coi đây là một vụ án nổi loạn đã vi phạm các nguyên tắc pháp lý", ông Yoon nhấn mạnh. Cựu tổng thống gọi đây là "một sự cố chỉ kéo dài vài giờ và kết thúc ngay lập tức theo cách phi bạo lực khi Quốc hội ra yêu cầu".

Tuy nhiên, bên công tố vẫn duy trì lập trường, trích dẫn quan điểm của cựu tổng thống về các vấn đề nhà nước và sự chuẩn bị của ông trước khi ban bố thiết quân luật, nói rằng ông có ý định "bắt đầu một cuộc bạo loạn" với mục đích "phá hoại Hiến pháp".

Nếu bị kết tội nổi loạn, ông Yoon sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là tù chung thân hoặc tử hình.

Hai sĩ quan quân đội được thẩm vấn với tư cách nhân chứng trong phiên điều trần ngày 14/4 là Cho Sung-hyun - chỉ huy Nhóm an ninh số 1 của Bộ tư lệnh Phòng thủ thủ đô, và Kim Hyung-ki - chỉ huy Tiểu đoàn đặc nhiệm số 1 của Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt.

Trong phiên tòa luận tội ông Yoon tại Tòa án Hiến pháp, ông Cho đã làm chứng rằng ông được Chỉ huy Bộ tư lệnh Phòng thủ thủ đô lúc đó là Lee Jin-woo ra lệnh "lôi" các nghị sĩ ra khỏi tòa nhà quốc hội sau khi ông Yoon ban bố thiết quân luật.

Ông Kim được cho là đã nhận được lệnh tương tự từ cấp trên của mình vào cùng thời điểm.

Theo Yonhap
MỚI - NÓNG
Cảnh cứu 8 thanh niên xung phong mắc kẹt trong Hang Tám Cô 53 năm trước
Cảnh cứu 8 thanh niên xung phong mắc kẹt trong Hang Tám Cô 53 năm trước
TPO - Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Khúc ca hòa bình" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài 3 phần thuyết minh, trưng bày còn có hoạt cảnh đặc biệt tái hiện câu chuyện về công tác cứu hộ tám thanh niên xung phong tại đường 20 Quyết Thắng (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình) bị mắc kẹt trong hang đá năm 1972.
Người đứng sau ca khúc triệu view của NSƯT Xuân Hinh
Người đứng sau ca khúc triệu view của NSƯT Xuân Hinh
TPO - Ca khúc "Ơn cha" do NSƯT Xuân Hinh thể hiện chạm mốc 7 triệu lượt xem nhờ giai điệu sâu lắng, ca từ xúc động về tình cha. Nhạc sĩ Ngô Huỳnh - tác giả ca khúc - cho biết anh viết nhạc về lòng biết ơn cha mẹ, mong muốn gửi gắm thông điệp yêu thương đến khán giả.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trong bức tranh "Đường cao tốc đến Hà Nội" của họa sĩ Jack Fellows, máy bay B-52 không kích ban đêm trong Chiến dịch Linebacker II, bên dưới là lưới lửa phòng không của miền Bắc Việt Nam. Tranh: Jack Fellows/ASAA.

Sử gia, phi công Mỹ nói về B-52 bị Việt Nam bắn rơi: Tổn thất chiến thuật, hệ quả chiến lược

TPO - Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất bắn rơi B-52 trong chiến đấu, một biểu tượng sống động của tinh thần kháng chiến và nghệ thuật phòng không hiện đại. Giáo sư Mark Clodfelter, tác giả cuốn "The Limits of Air Power" (Giới hạn của sức mạnh không quân), đánh giá sự kiện pháo đài bay bị bắn hạ là bước ngoặt trong tư duy chiến lược Mỹ.