Trung Quốc:

Cựu nhà báo xây start-up 3 tỷ USD từ một ý tưởng 'điên rồ'

Hu Weiwei
Hu Weiwei
Với một ý tưởng được cho là điên rồ lúc mới bắt đầu, một cựu nhà báo Trung Quốc đã gây dựng một start-up trị giá gần 3 tỷ USD.

Ý tưởng điên rồ

Ba năm trước, Hu Weiwei và các đồng sáng lập của bà đã quyết định bắt đầu hoạt động kinh doanh cho phép mọi người chia sẻ xe đạp và thu phí vài xu cho mỗi chuyến đi. Mọi người có thể dễ dàng lấy xe đến siêu thị hoặc ga tàu điện ngầm sau đó để xe ngay tại đó mà không cần khổ sở tìm chỗ đậu.

Trong động thái gây sốc hầu hết phần còn lại của thế giới, cựu nhà báo và các đồng nghiệp của bà đã đồng ý bán Mobike trong một thương vụ trị giá 3,4 tỷ USD cho Meituan Dianping, một gã khổng lồ ngành giao nhận thực phẩm. Những người sáng lập và nhà đầu tư thu về hơn 1 tỷ USD tiền mặt và Hu, và nhóm của cô tiếp tục điều hành doanh nghiệp này.

Đó là một câu chuyện về Trung Quốc mới, nơi mà những người làm trong ngành công nghệ trở nên giàu có với một tốc độ siêu nhanh. Một thế hệ các doanh nhân trẻ đang tận dụng tốt sự bùng nổ của điện thoại thông minh, tốc độ internet nhanh hơn, thanh toán di động dễ dàng và vốn đầu tư mạo hiểm. Được sự hậu thuẫn của những người khổng lồ Alibaba và Tencent, các start-up ở Trung Quốc đã có thể đốt hàng tỉ USD để xây dựng các mô hình kinh doanh mà cuối cùng sẽ có lợi cho cả hai.

Ben Harburg, một đối tác quản lý của Công ty Magic Stone Alternative Investment, đã đầu tư vào cả Meituan và Mobike cho biết: "Trong lịch sử Internet thế giới bạn chưa bao giờ thấy một hiện tượng như thế này; các nhà khởi nghiệp rất trẻ đã huy động được số vốn siêu khủng, siêu nhanh”.

China Renaissance là nhà tư vấn cho Mobike, công ty gần đây nhất được hãng nghiên cứu CB Insights định giá 3 tỷ USD. Thương vụ này định giá của công ty chia sẻ xe đạp ở mức khoảng 2,7 tỷ USD, và theo một nguồn tin của Bloomberg, Meituan, công ty mua Monike, sẽ phải gánh luôn khoản nợ khoảng 700 triệu USD.

Câu chuyện khó tin của Mobike bắt đầu vào năm 2015 khi nhóm của Hu làm việc với nhau bên ngoài văn phòng và bên cạnh nhà vệ sinh công cộng của tòa nhà. Cùng với những người sáng lập như Davis Wang, bà đã phát triển ý tưởng tập hợp xe đạp và cho thuê để giúp những người dân thành thị thoát khỏi sự tắc nghẽn tồi tệ hơn. Cùng thời gian đó, một nhóm sinh viên đại học do Dai Wei dẫn đầu cũng thử nghiệm ý tưởng tương tự, cuối cùng đã tạo ra đối thủ lớn nhất của Ofo-bây giờ là Mobike.

Đó không phải là điều dễ dàng. Tại Trung Quốc, kinh doanh internet là ngành cực kì cạnh tranh. Ít nhất ba chục công ty đã tham gia vào lĩnh vực này, với hàng núi xe đạp xếp chồng lên nhau tại Bắc Kinh và Thượng Hải.

Theo Hiệp hội Tiêu dùng Trung Quốc, hơn 30 công ty nhỏ hơn đã phải đóng cửa do chi phí hoạt động cao và thiếu vốn. Hiện tại, Mobike và Ofo chiếm khoảng 90% thị trường, theo ước tính của Counterpoint Research.

Mobike thu hút các nhà đầu tư bằng hình thức hấp dẫn. Hãng trang trí những chiếc xe đạp với bánh xe màu cam với giá 3.000 NDT (476 USD) và trang bị vệ tinh định vị. Giá thuê của hãng đắt gấp đôi so với Ofo, nhưng cuối cùng cũng giảm xuống và thậm chí có lúc là miễn phí khi mà sự cạnh trạnh giữa Mobike và Ofo lên đỉnh điểm. Tuy nhiên, nhờ nguồn tài trợ từ các gã khổng lồ công nghệ - bao gồm Alibaba, Tencent và Sequoia – giúp hai công ty này đứng vững và thống trị thị trường.

Teng Bingsheng, giáo sư của Trường Kinh doanh Cheung Kong, nói rằng: "Trường hợp của Mobike cho thấy Trung Quốc có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu phát triển nhanh trong thời gian ngắn. Nhiều start-up công nghệ cao của Trung Quốc cuối cùng sẽ phải chọn giữa Alibaba và Tencent bởi vì cả hai là những ông trùm về dịch vụ internet Trung Quốc".

Một chương mới

Theo Boston Consulting Group, ở Mỹ, các start-up phải mất 7 năm để trở thành một kỳ lân (được định giá hơn 1 tỷ USD). Ở Trung Quốc, con số đó là bốn năm.

Giới phân tích cho rằng đằng sau những mức định giá cao ngất như vậy là do họ đang đứng giữa một cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) giữa các gã khổng lồ như Tencent, Alibaba, hay Didi Chuxing.

Chính Meituan (công ty mua lại Mobike) cũng đang hoạt động như là sân sau của Tencent. Công ty đã chuyển khoảng 60% giao dịch thanh toán của mình cho Tencent, nhưng cũng đang phát triển hệ thống giao dịch của riêng mình. Khi Meituan tiến hóa thành một siêu ứng dụng cung cấp mọi thứ từ việc phân phối thực phẩm đến dịch vụ gọi xe, công ty này có thể không chỉ là “sân sau” cho Tencent. Meituan đã cho là đang lên kế hoạch IPO trong năm nay, mục tiêu đuôc định giá ít nhất là 60 tỷ USD.

Ông Zhou Xin, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Internet ở Bắc Kinh, cho biết: "Các công ty hạng hai này hiện có thể được sử dụng làm ‘chân gỗ’ cho Alibaba và Tencent, nhưng các công ty cũng đang tự xây dựng cho mình các hệ sinh thái lớn hơn".

Không kể thương vụ khổng lồ giữa Mobike và Meituan, ngành chia sẻ xe đạp vẫn là một lĩnh vực đầy sức hút. Cả Ofo và Mobike đã huy động hàng tỉ USD thông qua 8 vòng tài trợ, theo Counterpoint. Tuy nhiên, cả hai vẫn chưa thể làm ra lợi nhuận, Zhang Mengmeng, một nhà phân tích tại Counterpoint cho biết. Và cuộc chiến xe đạp tiếp tục.

Zhang cho biết: "Các khoản phí thu được không đủ để trang trải chi phí cho việc điều hành hoạt động. Không có một dấu hiện rõ ràng nào về việc các hai sẽ tận dụng dữ liệu lớn để kiếm lời trong tương lai gần".

Chia sẻ trên trang WeChat cá nhân của mình, bà Hu nói sứ mệnh của Mobike phù hợp với tầm nhìn của Meituan, bà nói: "Theo quan điểm của tôi, đó là một khởi đầu mới" đồng thời chia sẻ bài đường link bài hát "The Beginning of the End" của Nine Inch Nails.

Theo Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.