Cười - Phép màu của sức khỏe

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Giết nhau chẳng cái lưu cầu. Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?- Nguyễn Gia Thiều

Từ lâu, các nhà khoa học đã nhận thấy những bệnh nhân yêu đời, tự tin và tràn đầy hy vọng luôn đáp ứng tốt hơn với điều trị và mau khỏi bệnh hơn so người lúc nào cũng u sầu, than thân, nản lòng, nhưng họ vẫn chưa tìm được minh chứng thuyết phục cho giả thuyết đó đến khi trường hợp của nhà báo, giáo sư Norman Cousins xuất hiện.

Vào thập niên 1960, khi thấy sức khỏe mình không ổn định, Norman Cousins lúc đó đang là chủ bút tờSaturday Review đi khám bác sĩ và được thông báo quỹ thời gian còn lại trên thế gian của ông đang được tính bằng tháng vì chứng loạn nhịp tim cùng bệnh viêm dính khớp đốt sống đang ở vào giai đoạn cuối. Choáng váng trước bệnh án ngặt nghèo, Norman Cousins gần như tuyệt vọng.

Nhưng là người đàn ông của ý chí, ông vẫn tích cực tìm kiếm những phương pháp chữa bệnh khác cho mình. Nghe theo lời tư vấn của một nhà tâm lý, Norman tích cực xem phim hài, nghe chuyện cười để được… cười mỗi ngày. Thật thần kỳ, tình hình bệnh tật của ông bắt đầu dần thuyên giảm và ông đã sống thật khỏe mạnh để làm việc thêm hơn 10 năm nữa với cương vị mới là thành viên ban giảng huấn Đại hoc Y khoa Los Angeles (Mỹ) và được xem là cha để Liệu pháp Cười chữa bệnh.

 Năm 1979, cuốn sách Anatomy of an illness của ông đã mô tả hành trình dùng tiếng cười để chống lại bệnh tật của mình và cuốn sách đã nhanh chóng trở thành bestseller trên New York Time trong 40 tuần liền. Ông viết rằng: “Tôi cảm giác cười phấn khích 10 phút có tác dụng giống như tôi ngủ hai giờ say sưa mà không đau đớn gì”.

Cười - “Bồi bổ” hệ miễn dịch

Từ trường hợp hy hữu của Norman Cousins, giới khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và tìm thấy trong cơ thể con người có khoảng 90% gene không hoạt động hoặc kém hoạt động nên cần có sự kích thích.

Cười chính là “liều thuốc” kích thích khiến chúng “thức giấc”. Khi các gene hoạt động sẽ tăng cường nguồn năng lượng bên trong cấu trúc DNA và cũng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó chính là nhận định của nhà di truyền học Kazuo Murakami (Nhật Bản).

Các nhà khoa học ở Đại học Indian (Mỹ) cũng có những khẳng định tương đồng với quan điểm của Kazuo và họ còn chứng minh được rằng khi cười, cơ thể tự điều chỉnh tiết ra hormone endorphin - loại hormone có tác dụng giảm đau, khiến người ta thấy vui vẻ hạnh phúc, giảm các cơn đau trước, trong và hậu phẫu.

Các nhà khoa học còn khẳng định rằng ,một phút cười thoải mái bằng 45 phút nghỉ ngơi thư giãn. Cười giống như ly nước mát khi stress đang khiến bạn bốc hỏa. Khi cười thì máu đưa lên não nhiều hơn khiến người ta thấy tinh thần thoải mái, sự tập trung làm việc cao.

 Y học hiện đại: Cười là liệu pháp thời thượng

Từ những kết quả khả quan thu được từ nụ cười đối với sức khỏe, giới y học hiện đại đã nhanh chóng đưa tiếng cười vào các bệnh viện để giảm việc chữa trị bằng dược phẩm. Nhiều quốc gia lớn như Pháp, Mỹ, Úc, Anh… đã và đang đào tạo các bác sĩ chuyên biệt không chữa bệnh bằng phẫu thuật hay dược phẩm mà chỉ bằng cười.

Ở nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Hoàng gia Manchester (Royal Children’s Hospital Manchester) ở Anh quốc, bệnh viện Nhi Westmead (Úc)… thì “bác sỹ cười” là những người có vai trò quan trọng, ở đây cũng thường xuyên có các chú hề từ thiện nụ cười khiến cho bệnh nhân cười để khỏe mạnh hơn.

Tại Mỹ, cười đã trở thành liệu pháp phổ thông trong y khoa và họ đã có hẳn Hiệp hội Liệu pháp tiếng cười. Hiệp hội này được thành lập vào năm 1990. Ngoài ra ở Mỹ còn có cả Viện Phục hồi Sức khỏe bằng Tiếng cười (bang Oklahoma). Ở đó người ta thiết kế những phòng bệnh đặc biệt để giúp bệnh nhân vui vẻ cười mỗi ngày.

Đông y: Cười là tiếng của tim

Sách Hoàng đế nội kinh - một trong những đầu sách y học kinh điển của người Trung Hoa đã luận rằng, cảm xúc liên quan tới một loại khí, một phủ tạng trong cơ thể.

Theo đó, vui vẻ thuộc tâm, buồn bã thuộc phế. Mỗi chữ mỗi âm phát ra cũng ứng với một loại khí, hay tạng hay phủ nhất định: Ho (âm hô, o) là tiếng của Phế; Cười (ha, a) là tiếng của Tâm. Khi vui, hỏa khí vượng khiến người ta cười.

Những người điên thì hỏa khí vượng không kìm nên người ta cười luôn miệng. Trong trường hợp “tâm bất tàng thần” (khi bệnh về não, bệnh tâm thần) người ta không làm chủ được thì có thể mất hẳn tiếng cười. Khi cười vui vẻ thì hỏa khí bừng lên, da mặt đỏ hồng, mạch chảy nhanh hơn, tim đập nhanh hơn.

Do vậy, tiếng cười có ích cho sức khỏe con người. Nhưng Đông y cũng nói rằng, mọi cảm xúc thái quá đều ảnh hưởng đến khí hoặc tạng nên nếu cười to quá, mạnh quá thì có thể chết ngất, suy mạch…

Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.