Cuộc đua robot giết người tự động có thể gây hậu quả thảm khốc

Một máy bay không người lái của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Một máy bay không người lái của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
TPO - Cuộc chạy đua vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giữa các cường quốc lớn như Trung Quốc, Nga và Mỹ có thể gây ra thảm họa cho nhân loại, một tổ chức hoạt động vì hòa bình vừa cảnh báo.

Báo cáo của tổ chức Pax, trụ sở tại Hà Lan, kêu gọi phải có biện pháp cấm mang tính phòng ngừa đối với những loại robot giết người và cảnh báo việc phát triển công nghệ này có thể để các thuật toán quyết định con người được sống hay chết.

“Một cuộc chạy đua vũ khí AI...sẽ gây ra tình cảnh không bên nào chiến thắng...sẽ gây bất ổn lớn và gia tăng khả năng xung đột. Nó cũng sẽ gây nhiều hậu quả kinh tế, chính trị và xã hội tiêu cực”, báo cáo viết, sau khi đánh giá cuộc chạy đua vũ khí AI giữa 7 quốc gia.

Báo cáo cũng nói rằng việc phát triển các loại vũ khí giết người tự động, nhằm giảm thời gian phản ứng và tăng mức độ tấn công chính xác, sẽ rút ngắn quá trình ra quyết định đối với việc sử dụng sức mạnh và tăng rủi ro giết người hàng loạt.

Các cường quốc quân sự dẫn đầu thế giới đang đầu tư nhiều tiền của vào AI và đang phát triển những vũ khí tự động như thiết bị bay không người lái hoặc tàu ngầm, có khả năng xác định mục tiêu và tấn công tự động.

Mỹ xác định AI là ưu tiên và lập ra Trung tâm trí tuệ nhân tạo phối hợp vào năm ngoái để giám sát việc phát triển công nghệ do nhiều cơ quan và bộ phận thực hiện.

Trong khi đó, Trung Quốc thành lập 2 tổ chức nghiên cứu lớn tập trung vào AI và các hệ thống không người lái để bắt kịp Mỹ.

Những bài viết cho sĩ quan quân đội Trung Quốc viết gợi ý rằng Trung Quốc đang nghiên cứu một “trò chơi thuật toán” giúp dự đoán những điều sắp xảy ra trên chiến trường.

Theo báo cáo, Nga cũng đang ưu tiên phát triển AI, và lộ trình phát triển công nghệ này dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tháng tới.

Ông Daan Kayser, trưởng nhóm dự án về vũ khí tự động ở Pax, kêu gọi cộng đồng quốc tế đề ra quy tắc quốc tế rõ ràng để quản lý sử dụng các loại vũ khí giết người tự động.

“Chúng tôi đang nhìn thấy khả năng trong tương lai gần khi vũ khí sử dụng AI chiếm vai trò của con người, tự lựa chọn và tấn công mục tiêu”, ông nói.

“Nếu không có quy tắc quốc tế rõ ràng, chúng ta có thể bước vào một kỷ nguyên mà các thuật toán, chứ không phải con người, quyết định quyền sống hay chết”, ông Kayser nhận định.

Ông Frank Slijper, đồng tác giả báo cáo, kêu gọi cần có hợp tác và minh bạch quốc tế.

“Minh bạch sẽ mang lại an ninh và giúp ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang này tiếp diễn”, ông Slijper nói.

Hiện Mỹ là một trong ít quốc gia có chính sách cụ thể về vũ khí giết người tự động, nhằm giảm rủi ro các robot giết người sẽ tấn công sai mục tiêu.

Năm 2012, Lầu Năm góc ra quy định “tất cả các hệ thống vũ khí bán tự động trên khoang hoặc tích hợp với các nền tảng tự động phải được thiết kế sao cho trong trường hợp bị xuống cấp hoặc mất liên lạc vẫn không tự động chọn và tấn công mục tiêu mà người điều khiến được trao quyền chưa chọn từ trước”.

Theo theo SCMP
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.