'Cuộc chiến siêu cường' trên không gian ảo

'Cuộc chiến siêu cường' trên không gian ảo
TPO - Lớn tiếng tố cáo gián điệp mạng Trung Quốc tấn công các cơ quan của Mỹ, nhưng ít người biết Mỹ có cả một đội quân hackers hùng hậu, đã luồn sâu và bén rễ chắc chắn trong mạng Internet của Trung Quốc.

'Cuộc chiến siêu cường' trên không gian ảo

> Tình báo Mỹ do thám Trung Quốc

> Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới' 

TPO - Lớn tiếng tố cáo gián điệp mạng Trung Quốc tấn công các cơ quan của Mỹ, nhưng ít người biết Mỹ có cả một đội quân hackers hùng hậu, đã luồn sâu và bén rễ chắc chắn trong mạng Internet của Trung Quốc.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp gỡ nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình trong chuyến công du chính thức Hoa Kỳ.

Ai cũng thấy rõ, các nhà lãnh đạo nói chuyện nhiều về một vấn đề đang gây sóng gió trên mạng, đó là vấn đề hacker – gián điệp mạng, từ lâu đã làm các quan chức của Washinton đau đầu, nay được đưa lên như vấn đề quan trọng hàng đầu do những chứng cứ thu thập được của người Mỹ. Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ đã có thói quen phân tích và lên án những hành động xâm nhập mạng của Trung Quốc mà các hackers của đại lục đã lấy đi các bí mật quân sự và thương mại Mỹ.

Nhưng trong cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên Mỹ - Trung với phong cách “bình thường giản dị” ông Tập cũng tuyên bố và nhấn mạnh: Trung Quốc cũng đang khốn đốn vì vấn nạn gián điệp mạng. Trong vấn đề này, chắc chắn ông Barak Obama sẽ không cho ông Tập biết một bí mật nhỏ: Nhà Trắng có cả một đội quân hackers hùng hậu, đã luồn sâu và bén rễ chắc chắn trong mạng Internet của Trung Quốc.

'Cuộc chiến siêu cường' trên không gian ảo ảnh 1
 

Cách đấy mấy tháng trước, theo một chương trình nghị sự được tổ chức tại trang trại "Sannilends", ngoại ô thành phố Palm Springs thuộc bang California, cả hai bên đều tin tưởng rằng, hội nghị thượng đỉnh Trung Mỹ lần này sẽ là một cơ hội mà ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa đứng vào vị trí lãnh đạo hổi tháng 3/2013, có thể thảo luận về hàng loạt các vấn đề liên quan trong lĩnh vực kinh tế và an ninh thế giới, những vấn đề mà cả Mỹ và Trung Quốc đều rất quan tâm. Nhưng theo những nguồn tin ngoại giao, những vấn đề liên quan đến an ninh mạng sẽ không trở thành những vấn đề then chốt trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung này. Những nội dung trọng tâm của Summit lần này sẽ là các quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, sự biến đổi khí hậu và những nguy cơ từ Bắc Triều Tiên.


Hai tuần gần đây, từ những quan chức của Nhà Trắng, giới truyền thông nằm được nguồn tin cho rằng, ông Obama dự định trong một cuộc gặp không chính thức với ông Bình sẽ nêu lên vấn đề vô cùng nhạy cảm về việc Trung Quốc, sử dụng một lực lượng lớn hackers xâm nhập và thu thập bất hợp pháp các bí mật của chính phủ Mỹ, bí mật quân sự và bí mật kinh tế. Theo một nhà ngoại giao Trung Quốc ở Washington, với điều kiện được giữ bí mật danh tính, Bắc Kinh đã rất tức giận bởi sự xuất hiện đột ngột của vấn đề này trong chương trình nghị sự. Theo các nguồn tin ngoại giao tại Washington, chính quyền Trung Quốc nổi giận bởi trên thực tế đã có sự rò rỉ cho báo chí trước khi Nhà Trắng dành bớt chút thời gian để thông báo với phía Trung Quốc về kế hoạch của mình.

Chính vì vậy, Trung Quốc quyết định phản kích, các quan chức cao cấp của Bắc Kinh cáo buộc chính phủ Mỹ là giả dối và Washington đang tiến hành các hoạt động gián điệp mạng với quy mô rất lớn. Vào cuối tháng 5 khi tờ Washington Post đăng trên trang nhất những lời tuyên bố Trung Quốc tiến hành chiến tranh gián điệp mạng, rằng các hackers thuộc quân đội nhân dân Trung Hoa đã lấy cắp các thiết kế của hơn 30 hệ thống vũ khí quân đội Mỹ. Đáp trả, ông Huang Chengqing, một quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc phụ trách về Internet, tuyên bố rằng Bắc Kinh có "một núi bằng chứng thông tin", cho thấy rằng Hoa Kỳ đã tích cực sử dụng các tin tặc chuyên nghiệp để đánh cắp những bí mật của chính phủ Trung Quốc.

Khi Edward Snowden (Edward J. Snowden, một cựu đặc vụ CIA, hiện đang sống ở Hongkong) công bố các thông tin gây chấn động dư  luận và trở thành nhân chứng về scandal chương trình PRISM và khu các siêu server lưu trữ dữ liệu Verizon, đã tiếp tục củng cố các tuyên bố cáo buộc của Bắc Kinh.

Nhưng Washinton không hề công khai bào chữa những cáo buộc được đưa ra từ phía ông Huang, không có một phóng viên Mỹ nào thử tìm hiểu từ phía Nhà Trắng, có phần trăm sự thật nào không trong những tuyên bố từ phía Bắc Kinh?

Trên thực tế, căn cứ theo những gì đã rõ, những cáo buộc này hoàn toàn đúng sự thật. Theo nhưng nguồn tin tuyệt đối bí mật mà bài báo có được. Trong cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ - một cơ quan khổng lồ của chính phủ, thực hiện các hoạt động tình báo, gián điệp điện tử - tồn tại một đơn vị tuyệt mật có tên là Cục truy cập thông tin đặc nhiệm (Office of Tailored Access Operations (TAO)) hay còn gọi là TAO, các thành viên làm việc trong TAO đã truy cập bí mật thành công vào hệ thống Internet và mạng lưới truyền thông của Trung Quốc từ 15 năm nay. Cũng chính từ cục này, chính phủ Mỹ nói riêng và mạng truyền thông nói chung có được các thông tin tình báo có giá trị nhất và đáng tin cậy nhất, những gì bí mật đang diễn ra ở Trung Quốc.

TAO là một bí ẩn khó đoán ngay cả đối với hầu hết các cán bộ, nhân viên của NSA. Văn phòng của TAO ẩn nấp trong một tổ hợp building rộng lớn – căn cứ và là trụ sở của NSA tại Fort Meade, bang Maryland, trong một block văn phòng riêng biệt. Những thông tin về hoạt động của TAO do tính nhạy cảm đặc biệt của các chiến dịch do cục tiến hành được rất ít người biết đến. Để có thể bước chân vào văn phòng này, cần phải có một thẻ cho phép đặc biệt có giới hạn thời gian. Ngoài ra, để bước qua cánh cửa thép đồ sộ, phải bấm đúng mật khẩu cá nhân có 6 chữ số và bị kiểm tra bằng thiết bị quét võng mạc laser. Những biện pháp an ninh trên được thực hiện để đảm bảo những người bước vào văn phòng này là những người được sự cho phép cần thiết.

Theo cựu nhân viên NSA , nhiệm vụ của TAO khá đơn giản. Cục thu thập các thông tin về các đối tượng nước ngoài, bí mật truy cập vào máy tính và các hệ thống truyền thông, lấy cắp mật khẩu, đột nhập hệ thống an ninh, lấy cắp dữ liệu từ ổ cứng, copy các tài liệu từ các đối tượng đồng thời ghi âm các cuộc nói chuyện, theo dõi các đường truyền tín hiệu (USB, đĩa CD, emai, messengers) thông tin. NSA gọi đó là “khai thác sử dụng mạng thông tin”.
Cục truy cập thông tin đặc nhiệm cũng có nhiệm vụ cho phép nước Mỹ thu thập thông tin, có thể phá hủy hay gây tổn thất nặng nề cho các hệ thống mạng thông tin và truyền thông nước ngoài, nếu như tổng thống ra lệnh triển khai cuộc tấn công không gian mạng. Tổ chức một cuộc tấn công như vậy sẽ là US Cyber ​​Command (Kiberkom), trụ sở được đặt tại Fort Meade cùng và đứng đầu là Giám đốc của NSA, tướng Keith Alexander (Keith Alexander).
Từ tháng 4/2013, TAO được lãnh đạo bởi nguyên phó giám đốc của Tổng Cục An ninh Thông tin Robert Joyce (Robert Joyce). Từng phụ trách việc bảo vệ máy tính của chính phủ Mỹ và các hệ thống thông tin liên lạc. Các nguồn của báo cho rằng, Cục truy cập thông tin đặc nhiệm TOA hiện này hiện được coi là lớn nhất và có lẽ là thành phần quan trọng nhất của cơ quan tình báo điện tử khổng lồ NSA. Trong giai đoạn hiện nay, tại TAO có hơn 1.000 hackers quân nhân và dân sự, các chuyên gia thu thập thông tin, các chuyên gia phát triển trang thiết bị và cấu hình hệ thống, lập trình phần mềm cũng như các chuyên gia điện tử - tin học phần cứng.

Một trong những bộ phận thần bí nhất của TAO – trung tâm tác chiến không gian mạng siêu hiện đại ở Fort Meade, được gọi là trung tâm tác chiến tầm xa (CRO), trong trung tâm này các ca thay đổi nhau, 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần liên tục không ngừng nghỉ, hơn 600 hackers quân nhân và dân sự (họ tự gọi mình là những nhà khai thác sử dụng mạng thông tin) trực khai thác thông tin trên mọi nguồn dữ liệu mạng.

Các chuyên viên đặc biệt ngày đêm tìm kiếm trên các hệ thống máy tính và các mạng truyền thông các đường truyền được – tạm gọi là – những kẻ khủng bố nước ngoài sử dụng và để truyền đạt thông tin cho những người ủng hộ hoặc đồng bọn. Xác định được các máy tính đó, các hackers sẽ đột nhập vào máy tính nhờ những phần mềm được viết đặc biệt. Ở TAO có một nhóm các kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, các phần mềm sẽ copy toàn bộ ổ cứng, đồng thời họ cũng cài các virus vào máy tính đối tượng, các virus cho phép các kỹ sư siêu hạng của Fort Meade theo dõi các đường truyền dữ liệu của các hộp thư điện tử trên mạng đồng thời cả nội dung thông báo, được gửi đi từ máy tính hoặc từ bất cứ thiết bị truyền thông cá nhân nào của đối tượng theo dõi (cell phone, iphone, ipad….).

Toa sẽ không thể làm việc được nếu thiếu một đội ngũ các lập trình viên tài năng và các kỹ sư công nghệ hỗ trợ kỹ thuật từ lĩnh vực công nghệ quản trị dữ liệu mạng, các lập trình viên và các kỹ sư công nghệ quản trị mạng đã phát triển các phần mềm rất phức tạp, với sự hỗ trợ của các phần mềm này, các chuyên viên đã thu thập các thông tin tình báo tối mật từ đối phương. Trong Cục truy cập thông tin đặc nhiệm có một đội đặc biệt, được gọi là Đội công nghệ chuyên biệt với những công việc liên quan đến hệ thống mạng thông tin, đội các chuyên gia đặc nhiệm công nghệ đã phát triển các phương pháp bí mật tiếp cận các hệ thống máy tính và các mạng truyền thông. Đồng thời, Đội công nghệ hạ tầng với các kỹ sư tài năng nhất của nước Mỹ cũng phát triển các trang thiết bị bí mật kết nối vào các mạng máy tính, các máy tính và hệ thống truyền thông đa phương tiện, phát triển các thiết bị phụ trợ, tạo lên một hạ tầng kỹ thuật siêu hiện đại kết nối với mọi mạng thông tin trên toàn thế giới, giúp cho TAO hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, TAO có một phân đội nhỏ thực hiện nhiệm vụ tình báo giao tiếp xã hội (human intelligence) được gọi là Đội đảm bảo công nghệ truy cập, trong đội tình báo đặc chủng này là các chuyên gia, được biệt phái từ CIA và FBI. Họ thực hiện các hoạt động mà, theo khẩu ngữ bí mật gọi là “các hoạt động ngoại mạng”. Trên thực tế công việc khá phức tạp và nhạy cảm, đó là đặt lên hoặc vào các máy tính và hệ thống truyền thông đa phương tiện nước ngoài các thiết bị gián điệp, (đặc biệt là các thiết bị nội bộ bí mật của đối phương) nhờ đó mà các hackers từ trung tâm Fort Meade có thể kết nối và đột nhập vào máy tính của đối phương, dù không nối mạng.

Một điều quan trọng cần chú ý, TAO theo luật pháp Mỹ không có quyền hoạt động chống lại các đối tượng đang nằm trong nước Mỹ và các vùng đất thuộc nước Mỹ. Nhiệm vụ đó thuộc thẩm quyền của FBI – một cơ quan đặc biệt duy nhất có quyền theo luật định theo dõi các hệ thống truyền thông đa phương tiện trong nội bộ Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Nhưng trong ánh sáng của những điều vừa xảy ra không lâu với các hoạt động của NSA, có thể suy nghĩ về một vấn đề, NSA có thực hiện nhiệm vụ theo dõi các thông tin nước ngoài, không động chạm đến nguồn thông tin xuất phát từ nước Mỹ hoặc đi qua các phương tiện truyền thông và mạng máy tính tại Mỹ hay không?!
TAO được thành lập vào năm 1997. Cho đến nay Cục đã phát triển và có được vị thế là một trong những tổ chức hàng đầu của các lực lượng tình báo nước Mỹ do những nguồn thông tin thu nhận được. TAO cung cấp các thông tin tình báo không chỉ riêng từ Trung Quốc mà còn từ nhiều các tổ chức được đặt tên là “khủng bố” hoặc “thế lực thù địch”. TAO cũng cung cấp các thông tin về các chiến dịch tình bảo của nước ngoài chống lại Mỹ, thu thập các thông tin về phát triển vũ khí như tên lửa đạn đạo, vũ khí hủy diệt lớn của tất cả các nước trên thế giới, đồng thời thu thập các thông tin về chính trị, kinh tế, quân sự trên toàn cầu khi nó vẫn còn nằm trong các thông tin tuyệt mật.

Theo lời của một cựu nhân viên NSA, tính đến năm 2007, 600 chuyên viên thu thập thông tin của TAO đã bí mật tiếp cận được đến hàng nghìn hệ thống máy tính trên toàn thế giới. Họ đã truy cập được đến các ổ cứng được bảo mật bằng một hệ thống mật khẩu và tiếp cận được các ổ cứng của các hệ thống thư tín điện tử. Trong bài viết “Bí mật giám sát - The Secret Sentry” về lịch sử hình thành NSA năm 2009, tác giả của bài viết này đã kể lại một cách chi tiết về một chương trình truy cập được cấp độ bảo mật rất cao, thời gian đó có tên là Stumpcursor đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng vào 2007, khi người Mỹ tăng cường sự hiển diện quân sự tại Iraq. 

Lúc đó chương trình đã cho phép thống kê, xác định tọa độ hoạt động của hơn 100 nhóm "Al-Qaeda" và quân nổi dậy Iraq đang có mặt trong và xung quanh thủ đô Baghdad. Cũng vào năm đó, theo một số nguồn tin bí mật, TOA được tặng thưởng danh hiệu cao quý do đã thu được thông tin rất quan trọng về việc, Iran có nỗ lực chế tạo bom hạt nhân hay không?.

Đến tháng giêng năm 2009, năm mà ông Barak Obama trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, TAO trong cộng đồng tình báo Mỹ được xem tương tự như một ngôi sao đang lên. "Riêng bản thân TAO đã là một ngành tình báo riêng biệt - cựu nhân viên NSA kể về Cục truy cập thông tin đặc nhiệm vào thời điểm đó. - Những chuyên viên của TAO đột nhập vào những nơi mà không có một tình báo viên nào có thể đột nhập, và thu thập những thông tin mà không một ai có thể thu thập được bằng các phương pháp thông thường.

Do những hoạt động của TOA rất nhạy cảm, không có gì đáng ngạc nhiên rằng, Cục luôn tránh né bộc lộ trước công chúng. Tất cả những gì liên quan đến TAO đều được giữ bí mật theo chuẩn của NSA ở cấp cao nhất. Trong thời gian mười năm gần đây chỉ có một số lần bắt buộc nhắc đến TAO trên báo giới, một số những phóng viên quan tâm đến hoạt động của tổ chức bí mật này, nhưng các quan chức của NSA, rất lịch sự nhưng rất cứng rắn đã cảnh cáo các phóng viên không được viết về tổ chức, dù dưới bất cứ hình thức nào, vì điều đó có thể dẫn đến nguy cơ đổ vỡ các chiến dịch tình báo đang được tiến hành. Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ, rất quen thuộc với những chiến dịch của TAO đã nhận xét: “càng ít người biết về TAO, càng tốt”.
Trong NSA đã nói rằng, nếu bạn muốn thăng chức hoặc đươc thưởng các danh hiệu cao quý, hay cố gắng được chuyển vào làm việc ở TAO. Lãnh đạo tổng cục tình báo điện tử, bà Teresa Shea 54 tuổi đã được bổ nhiệm vào vị trí này sau những thành tích đạt được trong thời gian lãnh đạo TAO nhiều nằm sau sự kiện 11.9. Trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống George W. Bush, đơn vị này được đánh giá rất cao nhờ khả năng thu thập được những thông tin trong điều kiện vô cùng khó khăn. Chúng ta không hề biết, loại thông tin nào, nhưng có thể khẳng định được, các thông tin này thật sự nghiêm túc hỗ trợ cho sự nghiệp của Bush. Nói chung, theo lời của một chuyên viên NSA đã về hưu thì TAO "chính là nơi cần phải làm việc hiện nay”.

Hiện nay, trong thời kỳ cầm quyền của Obama, quy mô và uy tín của TAO tiếp tục phát triển, cơ quan này đóng một vai trò vô cùng to lớn trong tình báo đối ngoại. Trong những năm gần đây, TAO đã không còn hoạt động chỉ từ Fort Meade, mà còn hoạt động ở những cơ sở chủ chốt thu thập và xử lý thông tin của NSA đặt tại Hoa Kỳ. Các đơn vị của TAO đang hoạt động trong một trung tâm rất lớn về thu thập và xử lý thông tin và giám sát điện tử của Tổng cục tình báo điện tử ở Vahayave trên đảo Oahu thuộc Hawaii, ở trung tâm của NSA tại Fort Gordon, bang Georgia, trong trụ sở của NSA trên căn cứ "Medina Enneks" gần San Antonio, bang Texas, và trong một trung tâm tình báo điện tử khổng lồ ở Căn cứ không quân "Buckley" ngoại vi Denver

Vấn đề ở chỗ, Cục truy cập thông tin đặc nhiệm ngày một phát triển và cung cấp cho chính quyền Mỹ rất nhiều các thông tin có giá trị, trên thực tế hoàn toàn không thể dấu được sự tồn tại của nó. Chính quyền Trung Quốc, tất nhiên biết rất rõ những hoạt động của TAO. Những cáo buộc của ông Huang Chengqing là những cảnh báo sẽ đưa ra những bằng chứng liên quan đến những chiến dịch của TAO. Chính vì vậy, trong cuộc gặp Mỹ-Trung tại "Sannilendse" phía đông Los Angeles, ông Obama đã không gây sức ép quá lớn với ông Tập Cận Bình về vấn đề tình báo mạng Trung Quốc. Như chúng ta đều biết, người nào chơi Poker với những giá trị đặt cao, sẽ không thử vận may số phận khi mà đối thủ của mình đã biết trên tay mình có những quân bài nào.

Trịnh Thái Bằng
Theo Matthew. M.Aid báo "Foreign Policy", Mỹ

Theo Dịch
MỚI - NÓNG