Cử nhân nhận trông nhà Tết 800.000 đồng/ngày

Cử nhân nhận trông nhà Tết 800.000 đồng/ngày
Năm hết, Tết đến là thời khắc quây quần bên gia đình nhưng có tân cử nhân ngậm ngùi ở lại thành phố nhận trông nhà ngày Tết để tranh thủ kiếm tiền.

Cử nhân nhận trông nhà Tết 800.000 đồng/ngày

> Sinh viên bị bóc lột khi làm thêm
> Giúp việc Tết nửa triệu đồng một ngày

Năm hết, Tết đến là thời khắc quây quần bên gia đình nhưng có tân cử nhân ngậm ngùi ở lại thành phố nhận trông nhà ngày Tết để tranh thủ kiếm tiền.

Trong khi người người quây quầy bên nhau thì chàng tân cử nhân sẵn sàng ở lại thành phố kiếm thêm thu nhập (Ảnh minh họa)
Trong khi người người quây quầy bên nhau thì chàng tân cử nhân sẵn sàng ở lại thành phố kiếm thêm thu nhập (Ảnh minh họa) .

Tân cử nhận trông nhà ngày Tết

Dịch vụ trông nhà ngày Tết của các trung tâm đang mọc lên nhan nhản và được rao khá xôm tụ trên Internet. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng và mang lại nhiều cảm xúc xót xa nhất lại chính là lời rao của tân cử nhân của một Đại học lớn tại Hà Nội.

Tân cử nhân tên Thọ đã tự giới thiệu “dịch vụ” trông nhà ngày Tết của mình trên nhiều diễn đàn khác nhau như vatgia, rongbay,… với sự chân thành và thật thà: “Là sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc Dân khóa học (2008-2012). Do nền kinh tế suy thoái gặp nhiều khó khăn, muốn tìm việc làm thêm ngày Tết.

Em nhận trông nhà ngày Tết Nguyên đán 2013 cho gia đình Anh/Chị nào cần giúp gia đình hương khói trong ngày Tết nguyên đán 2013, thắp nhang đơn giản và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm sóc chó mèo, chăm sóc cây cảnh và khuôn viên. Đảm bảo an toàn, chu đáo, cẩn thận.

Để cho Anh/Chị được yên tâm đón một cái Tết nguyên đán An khang thịnh vượng, Em có thể đặt giấy tờ tùy thân để làm tin. Hiện em đang ở tại Q.Hoàng Mai, Hà Nội. Em hứa sẽ chăm sóc an toàn, cẩn thận, chu đáo”.

Như sợ chưa đủ khiến khách hàng tin, Thọ còn ghi rõ cả số chứng minh nhân dân và số điện thoại của mình.

Trao đổi với phóng viên VTC News, Thọ cho biết: “Quê em cách đây có 160km, cũng gần nhưng em không về. Em muốn ở lại để kiếm thêm thu nhập. Bố mẹ có cho đâu vì em là con trai nhưng vẫn phải cố”.

Thọ không phải trường hợp duy nhất sẵn sàng hy sinh ngày Tết để ở lại thành phố nhận trông nhà thuê.

Nếu Thọ “hoạt động” đơn thương độc mã thì Hùng lại lập một nhóm bạn. Trên trang jaovat, Hùng đăng tin: “Em là một nhân viên tin học đang làm việc tại Phú Nhuận. Bạn em là một nhân viên sản xuất tại Tân Bình. Tụi em là nam giới và quê ở Đồng Nai.

Hiện em và người bạn này đang tìm kiếm việc làm những ngày tết để kiếm thêm thu nhập. Chúng em nhận trông nhà dịp tết, trông coi cửa hàng hay văn phòng cơ quan tại khu vực: TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai . Đảm bảo trung thực, chuyên cần.

Thời gian có thể làm việc : Từ 28 Tết đến mồng 8 Tết. Quý cơ quan hay anh chị,mẹ nào có nhu cầu như trên thì xin vui lòng liên hệ với chúng em. Xin Chân Thành Cảm Ơn”.

Những trường hợp như Thọ, như Hùng xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet. Chỉ cần gõ từ khóa “nhận trông nhà ngày Tết”, google đã cho ra hơn 4,5 triệu kết quả chỉ trong 1 giây. Điều đáng nói, các trường hợp nhận trông nhà, lau dọn nhà, hầu hết đều là nam giới.

Không dễ kiếm tiền

Trong thời gian gần đây, rất nhiều gia đình thay đổi phong cách sống tồn tại hàng ngàn năm nay tại Việt Nam. Thay vì quây quần bên nhau đón thời khắc giao thừa đầy thiêng liêng, cả gia đình cùng nhau đi du lịch, nghỉ dưỡng để thụ hưởng cuộc sống sau một năm lao động mệt nhọc. Chính vì vậy, nhu cầu tìm người trông nhà ngày Tết đang gia tăng.

Chị Thu Hiên (Hai Bai Trưng – Hà Nội) làm việc trong ngành dầu khí, gia đình rất khá giả. Chị cho biết năm nay chị và gia đình nhà chồng sẽ dành trọn kỳ nghỉ Tết ở bên nhau ở… 5 nước châu Âu. Chị nhờ bố mẹ ruột tới trông nom nhà cửa nhưng bị từ chối vì bố mẹ chị cũng đi du lịch và cũng cần người trông nhà hộ.

“Tôi muốn tới các trung tâm để thuê người lắm nhưng lại sợ. Nhà tôi rất nhiều đồ đạc đắt tiền, không thể cất đi được. Lỡ họ đến, nhà thì không trông mà đồ thì bê đi. Tôi lo lắm, họ toàn người lạ, không thể đặt niềm tin vào họ được. Còn những em tự rao trên Internet thì càng không đáng tin. Họ không có cơ quan nào quản lý, dễ làm liều lắm” – Chị Hiên lo ngại.

Thiếu niềm tin chính là yếu tố khiến dịch vụ trông nhà thuê không phát triển đúng như tiềm năng của nó. Bên cạnh đó, yếu tố giá cả cũng khiến những người như Thọ, như Hùng không dễ “kiếm việc” ngày Tết.

Dù đã rao cả tháng trời, tới thời điểm này, Thọ vẫn chưa có khách. “Vì hy sinh ngày Tết nên giá em cũng không lấy rẻ đâu chị ạ. Em xin 800.000 đồng/ngày. Các trung tâm họ lấy cao hơn nhiều, tận 2 triệu, 3 triệu một ngày, không đơn giản đâu chị ạ” – Thọ chia sẻ.

Thọ còn giải thích thêm cho cái sự đắt đỏ của dịch vụ: “Tết đến, người ta được về nhà nghỉ ngơi trong khi mình thui thủi lau dọn nhà cửa nên cái giá đó cũng hợp lý thôi chị ạ”.

Tuy nhiên, như sợ mất khách, Thọ còn hứa có thể giảm thêm khi gặp nhau trao đổi.

Theo Bảo Linh
VTC

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG