Cư dân mạng Việt Nam đòi tẩy chay H&M

0:00 / 0:00
0:00
Bức ảnh được người dùng Twitter Việt Nam chia sẻ để kêu gọi tẩy chay H&M. Ảnh: Twitter
Bức ảnh được người dùng Twitter Việt Nam chia sẻ để kêu gọi tẩy chay H&M. Ảnh: Twitter
TP - H&M (nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển) đang vấp phải làn sóng mạnh mẽ trên các mạng xã hội ở Việt Nam đòi tẩy chay vì cho rằng thương hiệu này đã cúi đầu trước sức ép của chính quyền Trung Quốc để đăng bản đồ thể hiện yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Giới chức Trung Quốc hôm 2/3 thông báo rằng H&M đã đồng ý bỏ “bản đồ có vấn đề” về nước này trên trang web của hãng. Tạp chí Phố Wall dẫn thông tin từ Cơ quan an ninh mạng Thượng Hải nói rằng Sở Kế hoạch và Tài nguyên Thượng Hải đã triệu tập lãnh đạo H&M đến để nói về vấn đề vi phạm pháp luật, sau khi người dùng internet nước này báo cáo về “những bản đồ Trung Quốc có vấn đề”.

Thông báo không cho biết cụ thể vấn đề gì liên quan đến bản đồ, nhưng nói rằng đơn vị điều hành trang web của H&M đã có hành động để sửa chữa. Thông báo cũng nói rằng H&M đã được yêu cầu tìm hiểu nhiều luật của Trung Quốc, để “tăng hiểu biết về chủ quyền quốc gia và bảo đảm sử dụng đúng bản đồ Trung Quốc”. Các quản lý của H&M “đã sửa lỗi nhanh nhất có thể”, sau khi được triệu tập đến gặp cơ quan quản lý, thông báo trên trang web của chính quyền Thượng Hải cho biết.

Trên mạng xã hội Weibo, đồ hoạ của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc kèm theo bản đồ có đường 9 đoạn được dân nước này chia sẻ rộng rãi. Bản đồ đường lưỡi bò là sản phẩm do Trung Quốc vẽ ra một cách phi lý để đòi chủ quyền trên hầu khắp Biển Đông, vi phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh H&M và nhiều thương hiệu khác đang vướng vào xung đột giữa phương Tây và Trung Quốc về những chính sách đối xử với người thiểu số ở vùng Tân Cương. Hàng loạt thương hiệu như H&M và Nike bị chính quyền và dân Trung Quốc chỉ trích và tẩy chay trong lúc Mỹ, EU, Anh và Canada áp các biện pháp trừng phạt tài chính và đi lại đối với những quan chức bị cáo buộc liên quan đến những chính sách đối với người dân ở vùng tây bắc Trung Quốc. H&M chưa đưa ra phát ngôn chính thức nào về sự việc bản đồ lần này. Các nhà nghiên cứu và chính phủ phương Tây nói rằng có hơn 1 triệu người Hồi giáo thiểu số đang bị nhốt trong các trại giam ở Tân Cương. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này và khẳng định đó chỉ là những trung tâm hướng nghiệp để hỗ trợ phát triển kinh tế và chống lại tình trạng cực đoan Hồi giáo.

Đây không phải lần đầu tiên H&M vướng vào rắc rối liên quan đến bản đồ. Năm 2018, hãng này gặp vấn đề tương tự khi trang web của họ ở Đài Loan gọi hòn đảo này là “quốc gia”. H&M cũng bị dân Trung Quốc chỉ trích khi liệt kê Hong Kong, Macau là Tây Tạng là quốc gia riêng biệt. Hàng loạt hãng lữ hành, quần áo và các thương hiệu khác từng buộc phải thay đổi mô tả về Đài Loan và những khu vực nhạy cảm khác trên trang web của họ.

Trung Quốc thường sử dụng quyền tiếp cận thị trường khổng lồ của mình để ép các thương hiệu nghe theo quan điểm chính thức của mình. Các công ty thường tuân theo, nhưng Tân Cương là vấn đề rất nhạy cảm. Các nhãn hiệu đa quốc gia không muốn bị Trung Quốc nhắm đến nhưng cũng chịu sức ép trên toàn cầu về việc phải tránh xa chuyện lạm dụng con người. Trong tuyên bố đưa ra tuần trước, H&M khen ngợi các nhà cung cấp Trung Quốc và cho biết họ đang “tính toán các bước đi tiếp theo liên quan đến vấn đề nguồn nguyên liệu”, nhưng không đưa ra manh mối cụ thể nào về những bước đi có thể làm mất lòng giới chức Trung Quốc. Tuần trước, ông Xu Guixiang, phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo rằng các công ty đa quốc gia cần hiểu việc “tung đòn trừng phạt lớn” đối với Tân Cương sẽ gây tổn hại cho chính họ, và các doanh nghiệp chớ nên “chính trị hóa hành vi kinh tế”.

Giữa những ồn ào đó, nhiều cư dân mạng Việt Nam chỉ trích H&M đang kinh doanh ở Việt Nam nhưng cúi đầu trước Trung Quốc, ủng hộ bản đồ thể hiện yêu sách phi lý của Bắc Kinh. Dư luận Việt Nam khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, còn H&M vì lợi nhuận mà không tôn trọng, gây hại cho chủ quyền của Việt Nam. TaychayHM trở thành xu hướng dẫn đầu trên Twitter ở Việt Nam ngày 3/4.

MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.