CSGT gặp khó khi xử phạt xe không sang tên, đổi chủ

Lực lượng CSGT gặp khó khi xử lý xe mua bán không sang tên đổi chủ
Lực lượng CSGT gặp khó khi xử lý xe mua bán không sang tên đổi chủ
TPO – Kể từ ngày 10 – 11, Nghị định 71 về việc xử lý xe không chính chủ chính thức có hiệu lực, tuy nhiên, CSGT lại gặp khó khi xử phạt đối với người điều khiển loại phương tiện này.
Lực lượng CSGT gặp khó khi xử lý xe mua bán không sang tên đổi chủ
Lực lượng CSGT gặp khó khi xử lý xe mua bán không sang tên đổi chủ. Ảnh: Minh Đức

Từ 10 - 11, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 33 quy định, các phương tiện không sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền, mức phạt cao nhất đối với ô tô là 10 triệu đồng/xe; đối với mô tô, xe máy là 1,2 triệu đồng/xe.

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, ông Phạm Quang Duyến, Trưởng phòng CSGT (Công an tỉnh Nam Định) nói, chúng tôi sẽ áp dụng nghị định này, tuy nhiên để xử phạt xe không sang tên đổi chủ khi mua bán là rất khó. Tính cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa xử lý trường hợp nào đi xe không chính chủ, mà chỉ xử phạt trường hợp mua xe có giấy tờ nhưng quá 30 ngày chưa làm thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.

Cùng nội dung trên, ông Trần Trọng Đạo, Trưởng phòng CSGT (Công an tỉnh Hà Nam) nói, chúng tôi đang nghiên cứu phải sau 1 tháng mới áp dụng xử phạt. Việc xử phạt xe không chính chủ, không sang tên đổi chủ là rất khó. Với những lỗi vi phạm sử dụng xe chưa sang tên, đổi chủ sở hữu, lực lượng làm nhiệm vụ chủ yếu nhắc nhở người lái chứ chưa xử phạt.

CSGT gặp khó khi xử phạt xe không sang tên, đổi chủ ảnh 2
Ảnh: Minh Đức

Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Khánh Trường, Đội Tuần tra CSGT đường bộ (Phòng CSGT – Công an tỉnh Hà Nam) cho hay, việc xử lý các trường hợp mua bán chưa sang tên chính chủ phải làm rõ việc người ta mua bán mới xử phạt được.

Quy định đó đã có từ lâu, tuy nhiên bây giờ chỉ nâng mức phạt cao hơn. Chúng tôi làm trực tiếp ngoài đường, đối tượng chính là xe ô tô thì chủ yếu lại là hợp đồng thuê lái. Khi xác định rõ xe mua chưa sang tên thì mới phạt được. Khi kiểm tra giấy tờ xe, có người thật thà thì người ta nhận còn không họ đều nói là đi mượn, Trung tá Trường nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện cả nước có tới 40% sử dụng xe không chính chủ. Việc sang tên chuyển nhượng xe cũ là cần thiết. Tuy nhiên, một số người thay việc làm thủ tục chuyển nhượng thì lách luật bằng cách viết giấy ủy quyền, hoặc viết giấy thuê xe. Điều này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử phạt lỗi xe không sang tên chuyển nhượng khi mua bán, cho, tặng.

Theo Viết
MỚI - NÓNG