Vào nghĩa trang như đi công viên
Mô hình công viên nghĩa trang đã được các nước tiên tiến áp dụng từ khá lâu. Những nghĩa trang với cây xanh, thảm cỏ xanh mướt, đều tắp đẹp như công viên lâu nay người Việt chỉ được xem trên phim. Từ vài năm nay, mô hình nghĩa trang kết hợp công viên đã xuất hiện tại Việt Nam, được quy hoạch quy củ, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Hiện hầu hết nghĩa trang theo mô hình này được xây dựng tập trung tại các tỉnh vùng ven Hà Nội, thành phố HCM.
Chúng tôi tới Công viên Nghĩa trang Thiên Đức (xã Trung Giáp - Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) vào một chiều gió Bắc về, trời mưa lâm thâm. Ấn tượng đầu tiên đập ngay vào mắt là dãy hàng cọ (loài cây đặc trưng của vùng đất linh thiêng này) uốn lượn 2 bên lối vào khu nghĩa trang. Tới cổng, nhân viên bảo vệ cúi chào khách đầy trang nghiêm, rồi những ngân viên trẻ trung viện đồng phục tiếp đón khách nghỉ ngơi, thăm quan một lượt toàn cảnh nghĩa trang.
Gọi là nghĩa trang nhưng tới đây mới thấy, đó không còn sự u ám, tối tăm và nặng mùi chết chóc. Thay vào đó, tràn ngập nơi đây là sắc xanh của cây, muôn màu của hoa, ngập âm thanh của chim chóc, xen lẫn đôi chút tĩnh lặng của hồ nước rộng gần 10 ha. Gần gũi thiên nhiên cũng là chủ đề xuyên suốt của Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.
Trên chiếc thuyền độc mộc chúng tôi thả hồn theo hồ nước, với hai bên bờ những cánh rừng xanh mướt. Thấy có người tới, từng đàn cò trắng giật mình lao vút từ rừng ra cắt ngang tầm mắt. Khi chân đã mỏi, chúng tôi dừng bên chòi cạnh hồ nước, thư thái nhâm nhi ly trà “của nhà trồng được”, vốn được thu hoạch trên những đồi chè của người dân địa phương vẫn được chủ đầu tư giữ lại. Từ đây phóng tầm mắt xuống hồ uốn lượn hút tầm mắt, phía trên là những quả đồi nơi an táng người đã khuất. Bên tai, tiếng chuông gió nhẹ đưa.
Không chỉ cho người đã khuất
Tới thăm Công viên Nghĩa trang Thiên Đức, ông Trần Quang Huy (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đã được nghe nhiều người nói về nơi đây, nhưng tới mới thấy còn đẹp hơn. Ông Huy cảm thấy tự hào người Việt Nam cũng có khu công viên vĩnh hằng hiện đại, quy củ như thế. “Khi nào về với tổ tiên, tôi sẽ lên Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên để được yên nghỉ, được thưởng thức không gian yên bình, kết hợp truyền thống nhưng đầy văn minh nơi đây”, ông Huy nói vui.
Có ông đang yên nghỉ tại đây, cháu Phạm Khánh Linh (Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) cùng gia đình cuối tuần, lễ tết lại lên thăm người quá cố kết hợp nghỉ cuối tuần. “Con và cả nhà ai cũng nhớ ông và mãi bên ông. Con và cả nhà đã trang trí cho ngôi nhà mới của ông bằng 2 chậu cúc vàng tươi rồi đấy ông ạ! Con yêu ông. Con mong ông yên nghỉ”, cháu Linh nghẹn ngào.
“Đến giờ cháu vẫn không tin nổi là cháu đã mất ông - một người ông cháu sẽ không bao giờ có nữa. Cháu hứa sẽ sống thật tốt, nghe lời người lớn. Cháu không làm ông buồn, thất vọng vì cháu nữa đâu! Ông ở đây phải thật vui, thật khỏe ông nhé. Khi có thời gian cháu sẽ lên thăm ông. Ở đây đẹp lắm, yên bình lắm. Ông yên nghỉ ở đây là cháu yên tâm rồi”, cháu Nguyễn Linh Chi xúc động, khi lên thăm ông yên nghĩ tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.
Hầu hết những nghĩa trang kết hợp công viên hiện nay đều nằm không quá xa trung tâm Hà Nội, giao thông thuận tiện. Như Công viên Nghĩa trang Thiên Đức, từ Hà Nội lên chỉ mất khoảng một giờ ô tô trên cao tốc Hà Nội- Lào Cai. Chủ đầu tư nghĩa trang này còn có ô tô đưa đón từ Hà Nội lên, để người thâm có thể hằng tuần tới với người đã khuất. Dự án được quy hoạch ổn định, sử dụng đất vĩnh viễn. Mua đất trong công viên nghĩa trang giờ đây cũng giống như việc mua nhà cho người sống.
Công viên Nghĩa trang Thiên Đức nằm tại xã Trung Giáp - Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Văn phòng tại Hà Nội: Số 9 Vạn Phúc (Liễu Giai, Ba Đình), điện thoại: 04.38258899, Hotline: 0985991155. Website: http://thienducvinhhangvien.com.