Công viên Hà Nội đang bị xâm hại

Công viên Hà Nội đang bị xâm hại
TP - "Hà Nội có nhiều công viên (CV), nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, nhiều công viên bị biến dạng, sử dụng không đúng chức năng".

GS.TS Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam phát biểu tại "Hội thảo khai thác hiệu quả công viên-vườn hoa Hà Nội", sáng qua.

Diện tích cây xanh: Phú quý giật lùi!

Theo GS Nguyễn Thế Bá, không gian xanh vốn có của Hà Nội đang bị thu hẹp, còn những CV mới cũng bị xâm lấn. Việc sử dụng, nâng cao hiệu quả CV ở Hà Nội hiện nay rất yếu, trong khi diện tích cây xanh tính theo đầu người quá thấp, so với thế giới (thường trên 20m2/người).

CV phải được sử dụng đúng chức năng là nơi vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi; nhưng chỗ nào có CV, có cây xanh thì lại rất bức xúc!?

Công viên Hà Nội đang bị xâm hại ảnh 1Mười năm qua, diện tích cây xanh Hà Nội không tăng lên mà giảm đi: Năm 1998 đạt 1,95m2/người, nay chỉ còn 0,9m2/người. Mật độ cây xanh tại quận Đống Đa, huyện Gia Lâm chỉ có 0,05m2/ ngườiCông viên Hà Nội đang bị xâm hại ảnh 2 - PGS.TS Huỳnh Đăng Hy.

"CV Thống Nhất do các thế hệ người Hà Nội xây dựng đang bị xâm lấn, hoặc cho xây dựng công trình không đúng chức năng. Tình trạng đó có mầm mống và vẫn đang bị xâm hại trực tiếp ở CV Tuổi Trẻ, CV Yên Sở" - GS Bá cảnh báo.

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, KTS Đào Ngọc Nghiêm cung cấp một thông số: Bình quân, diện tích cây xanh ở 9 quận nội đô Hà Nội chỉ đạt 0,9m2/người, thấp hơn nhiều chỉ tiêu quy hoạch năm 1998 là 7m2/người.

Nhiều CV lớn đang bị khai thác, lấn chiếm các chức năng công cộng: Dự án khách sạn SAS (CV Thống Nhất) thực hiện từ năm 1989; CV Yên Sở vừa khởi công tháng 12/2007 đã lại bị điều chỉnh quy hoạch (cắt 90 ha làm đất đô thị).

Tổng Thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam Huỳnh Đăng Hy cho rằng, Nhà nước phải chủ động tạo ra quỹ đất cho công viên, cây xanh, không nên chỉ trông chờ vào các dự án, bởi chính các dự án thường chỉ nhắm vào các mục tiêu lợi nhuận. KTS Hàn Tất Ngạn nhận xét, những hôm lặng gió, không khí Hà Nội rất ngột ngạt, bởi nhà máy duy nhất tạo ra ô xy là cây xanh ở nội đô còn rất ít.

"Nếu gom cả cây xanh ngoại thành vào nội đô để chia bình quân đầu người là rất gian dối" - Ông Ngạn nói.

Không thể coi khách sạn là công trình công cộng

"Không thể quan niệm khách sạn SAS là công trình công cộng. Nếu quan niệm như vậy, CV Thống Nhất, CV Yên Sở sẽ tiếp tục bị xà xẻo. Cần thay đổi nhận thức nguy hiểm rằng hồ, CV là vườn sau của những công trình như vậy!" - PGS.TS Huỳnh Đăng Hy phản đối việc đồng nhất khách sạn với công trình công cộng.

Lập luận này được GS. TSKH Đặng Hùng Võ phân tích: "Đất xây khách sạn là đất sản xuất kinh doanh, có thu tiền và lợi nhuận, khác hẳn với đất công cộng như đường giao thông, bệnh viện, CV, trường học chỉ thu phí mà thôi".

Cũng theo GS Võ, chuyển mục đích từ đất công cộng sang đất sản xuất kinh doanh rất phức tạp, không phải cứ quy hoạch xong là được sử dụng ngay.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.