Chủ tịch UBND xã Kim Long:

'Công trình sai phạm trên 1000 m2 nhỏ, không nên làm to chuyện'

TPO - Trên 1000 m2 đất trồng cây lâu năm biến thành trụ sở công ty, gây bức xúc cho người dân nhưng chính quyền huyện Tam Dương đưa đẩy trách nhiệm. Thậm chí, một lãnh đạo cho rằng, đây là công trình nhỏ, không đến mức báo chí phải làm to chuyện.

Ngày 10/8 báo Tiền Phong đăng tải bài viết "Chiếm dụng đất trồng cây, chính quyền bất lực". Bài viết phản ánh, sau khi thuê lại khu đất do Cty Vienco Tam Đảo bàn giao cho UBND xã Kim Long, hộ ông Nguyễn Kiên, trú trên địa bàn đã tiến hành quây tường bao, xây dựng 3 căn nhà trên đất trồng cây lâu năm, mỗi căn rộng hàng chục mét vuông để làm trụ sở Cty. Đáng nói, trong quá trình xây dựng, ông Kiên đã lấn chiếm một phần đất sân nhà văn hóa Khu 7, ảnh hưởng đến việc tập luyện thể dục thể thao của người dân.

'Công trình sai phạm trên 1000 m2 nhỏ, không nên làm to chuyện' ảnh 1 Hơn 1000 m2 đất trồng cây lâu năm tại Khu 7 xã Kim Long bị chiếm dụng để xây trụ sở công ty

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phùng Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND huyện Tam Dương cho biết:. “Tôi đã nắm được sự việc và giao cho anh Quân (ông Nguyễn Hữu Quân, Chủ tịch UBND xã Kim Long - PV) xử lý.

PV đặt câu hỏi, có phải Chủ tịch UBND xã Kim Long đã xử lý hành chính và báo cáo UBND huyện  đề nghị hướng dẫn quy trình cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm, nhưng ông Thắng không trả lời.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Quân, Chủ tịch UBND xã Kim Long cho biết: “Công trình vi phạm (trên 1000 m2 - PV) nhỏ, xử lý đơn giản, chính quyền lập biên ban xử phạt hành chính. Công trình sai, nhưng không đến mức phải làm to chuyện như thế”.

Theo ông Quân, khu đất ông Nguyễn Kiên xây dựng đang thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chưa bàn giao về cho UBND xã Kim Long. “Tỉnh bàn giao nhưng huyện chưa ký để nhận hồ sơ, chưa bàn giao chính thức cho xã”, ông Quân nói thêm.

MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.