Công bố kế hoạch 5 năm chống đề kháng kháng sinh

Chiều 20/3, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Hội nghị của Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á Thái Bình Dương (APSIC) lần thứ 9, BD – một công ty hàng đầu về công nghệ y tế trên thế giới công bố kế hoạch hành động 5 năm chống đề kháng kháng sinh tại Việt Na
Chiều 20/3, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Hội nghị của Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á Thái Bình Dương (APSIC) lần thứ 9, BD – một công ty hàng đầu về công nghệ y tế trên thế giới công bố kế hoạch hành động 5 năm chống đề kháng kháng sinh tại Việt Na
TPO - Chiều 20/3, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Hội nghị của Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á Thái Bình Dương (APSIC) lần thứ 9, BD – một công ty hàng đầu về công nghệ y tế trên thế giới công bố kế hoạch hành động 5 năm chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam (2018 – 2022).

Theo đó, kế hoạch này bao gồm một loạt các chương trình đào tạo và chứng nhận, tập trung vào giới thiệu những cách tốt nhất để quản lý các phòng thí nghiệm lâm sàng; Giáo dục nâng cao nhận thức về mối nguy hại của đề kháng kháng sinh; Xây dựng các hướng dẫn, quy định và hỗ trợ chính sách để giải quyết đề kháng kháng sinh....

Đồng thời, chương trình thẻ điểm chất lượng phòng thí nghiệm đề kháng kháng sinh cũng được triển khai. Cùng với bảng hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành năm 2017, thẻ điểm này sẽ giúp các phòng thí nghiệm tự đánh giá quy trình của mình qua thang 5 điểm để từ đó cải thiện quy trình. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiến hành thí điểm chương trình này.

Theo ông Gary Cohen, Phó Chủ tịch Điều hành Sức khỏe Toàn Cầu – Chủ tịch Quỹ BD, nhận thức về đề kháng kháng sinh vẫn còn thấp.

“Ở Việt Nam, nhiều người dân và cả các bệnh viện đều có những quan điểm sai lầm về thuốc kháng sinh và việc lạm dụng quá mức các loại thuốc này đang góp phần khiến các ca đề kháng kháng sinh tăng cao”, ông Gary nói.

Theo nghiên cứu, tại các bệnh viên, mức sử dụng kháng sinh được ghi nhận đạt trung bình 274,7 liều hằng ngày/100 giường. Nhiễm khuẩn bệnh viện là một yếu tố gây rủi ro cao trong điều trị đề kháng kháng sinh. Bộ Y tế ước tính, cứ 10 bệnh nhân thì có 1 người bị nhiễm khuẩn bệnh viên khi tiếp nhận điều trị.

Năm 2013, Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia về Chống kháng thuốc (2013 – 2020). Kế hoạch Quốc gia đề kháng kháng sinh 5 năm mà BD vừa công bố sẽ là chiến lược bổ sung nhằm hỗ trợ nhiều bệnh viện, chuyên gia sức khỏe trên cả nước thực hiện mục tiêu Kế hoạch Hành động Quốc gia đặt ra.  

Đề kháng kháng sinh là khả năng vô hiệu hóa tác dụng của thuốc kháng vi sinh vật, khiến các loại thuốc này mất đi tác dụng. Việc này khiến phương pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn vẫn tồn tại và có thể lây lan.

Dựa vào các xu hướng hiện nay, đến năm 2050, đề kháng kháng sinh ước tính sẽ gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm cùng thiệt hại 100 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

MỚI - NÓNG