Còn tâm lý nể nang, sợ bị trù dập

Còn tâm lý nể nang, sợ bị trù dập
TP - Ngày 29-3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật MTTQ Việt Nam và 5 năm thực hiện Quy chế MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.

Giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư:

Còn tâm lý nể nang, sợ bị trù dập

>Sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo
>Phát biểu của Tổng bí thư tại Hội nghị triển khai nghị quyết T.Ư 4
>Để người dân thực hiện quyền giám sát cán bộ

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, 5 tỉnh, thành phố làm điểm đã nhận được hơn 3.100 đơn giám sát và ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân.

Nội dung đơn thư phần lớn tập trung phản ánh, phát hiện những vi phạm về quản lý đất đai, quản lý xây dựng; biểu hiện tham nhũng; tư cách, phẩm chất đạo đức, thái độ của cán bộ, công chức trong việc tiếp xúc giải quyết công việc của dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, thực tế quá trình tổ chức thực hiện cho thấy, năng lực của đội ngũ làm công tác mặt trận ở cơ sở còn hạn chế.

Ở một số nơi, Ủy ban MTTQ cấp xã và Ban công tác mặt trận còn lúng túng trong việc phân công, phối hợp trách nhiệm thực hiện các hoạt động giám sát.

Có nơi, Ủy ban MTTQ cấp xã và tổ chức thành viên còn có thái độ nể nang, e ngại, chưa tin tưởng cao vào hiệu quả giám sát, thậm chí còn có tư tưởng ngại va chạm, sợ bị trù dập, trả thù, vì vậy có nơi sự việc vi phạm đã rõ ràng nhưng Ủy ban MTTQ cấp xã chưa dám kiến nghị.

Tâm lý người dân một số nơi vẫn còn lo ngại khi phải đối thoại sẽ ảnh hưởng đến tình làng, nghĩa xóm và sợ bị trù dập do chưa có cơ chế bảo vệ rõ ràng. Kết quả giám sát một số nơi chưa phản ánh đúng thực tế đang diễn ra ở cộng đồng dân cư.

Thêm vào đó, sự phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên còn thiếu sự chặt chẽ, chưa thực sự phát huy được vai trò các tổ chức thành viên trong việc thực hiện Quy chế giám sát.

Phần lớn số đơn thư, ý kiến phản ánh về các vụ việc cụ thể chủ yếu là do nhân dân, do Ban công tác mặt trận và Ban thanh tra nhân dân phát hiện, kiến nghị, số do các tổ chức thành viên phát hiện và kiến nghị rất ít.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị việc sửa đổi, bổ sung Luật MTTQ cần được thể chế hóa chủ trương của Đảng về đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò của MTTQ, mối quan hệ giữa Mặt trận với các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tổng kết 10 năm thực hiện Luật MTTQ để bổ sung một số nội dung về giám sát, phản biện của MTTQ với các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.