Có nên dốc ngược khi cấp cứu trẻ ngạt nước?

Có nên dốc ngược khi cấp cứu trẻ ngạt nước?
Vừa qua, cháu trai tôi 3 tuổi bị ngã xuống ao gần nhà, may mắn được một người hàng xóm phát hiện, sơ cứu và đưa đến viện kịp thời nên cháu tôi đã qua cơn nguy hiểm. Trong khi sơ cứu, tôi thấy anh ấy chỉ ép tim và hô hấp nhân tạo chứ không dốc ngược cháu như mọi người nói. Xin hỏi làm thế nào là đúng? Nguyễn Phúc Sang (Ninh Bình)

Có nên dốc ngược khi cấp cứu trẻ ngạt nước?

> Trẻ chết đuối vì người lớn bất cẩn

Vừa qua, cháu trai tôi 3 tuổi bị ngã xuống ao gần nhà, may mắn được một người hàng xóm phát hiện, sơ cứu và đưa đến viện kịp thời nên cháu tôi đã qua cơn nguy hiểm. Trong khi sơ cứu, tôi thấy anh ấy chỉ ép tim và hô hấp nhân tạo chứ không dốc ngược cháu như mọi người nói. Xin hỏi làm thế nào là đúng? Nguyễn Phúc Sang (Ninh Bình)

Nên sơ cứu khi bị ngạt nước không nên dốc ngược khi cấp cứu. Ảnh: Internet
Nên sơ cứu khi bị ngạt nước không nên dốc ngược khi cấp cứu. Ảnh: Internet.

Ngạt nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em nhưng có tỷ lệ tử vong cao hoặc di chứng não do không được cấp cứu kịp thời hoặc cấp cứu không đúng cách. Cháu bạn là một trong những trường hợp may mắn khi được phát hiện kịp thời và cấp cứu đúng phương pháp.

Đối với một trường hợp cấp cứu ngạt nước, sau khi đưa trẻ ra khỏi mặt nước, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí thì ngay lập tức, càng nhanh càng tốt kiểm tra chức năng sống. Nếu trẻ không còn thở (không thấy sự di động của lồng ngực) thì cần hô hấp nhân tạo, nếu mạch cổ, mạch bẹn không đập thì cần nhanh chóng thực hiện ép tim ngoài lồng ngực. Nếu trẻ còn tự thở được thì đặt trẻ nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài. Cởi bỏ quần áo ướt và đắp cho trẻ tấm khăn khô để giữ ấm cơ thể. Sau đó khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt ngước ngay cả khi trẻ có vẻ phục hồi sau sơ cứu.

Không nên dốc ngược trẻ bị ngạt nước (sốc nước) do biện pháp này không cần thiết vì lượng nước vào phổi rất ít và sẽ được tống ra ngoài khi trẻ tự thở lại được. Hơn nữa, sốc nước còn làm tăng nguy cơ hít sặc ở trẻ và làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt.

BS. Trần Quốc
Theo Sức khỏe & đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.