> Siết chặt nghề công chứng
> Hạn chế rủi ro trong công chứng giao dịch tài sản
Thực ra cán bộ xã không bị cấm chứng thực giao dịch về nhà đất. Họ chỉ được cấp trên khuyến cáo nên dừng công việc này, nếu ở địa phương đó đã có văn phòng công chứng.
Vấn đề nêu trên cho thấy công tác chứng thực hiện đang có nhiều bất cập. Việc ra đời một sắc luật về chứng thực là cần thiết. Tuy không sửa được các bộ luật khác, song chí ít, nó cũng giúp chấn chỉnh được công tác chứng thực hiện đang được điều chỉnh bởi một nghị định của Chính phủ nhiều điểm đã lỗi thời.
Vấn đề người ta chờ đợi là Luật Chứng thực sẽ được thực thi ra sao. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của những công chức thực hiện công tác chứng thực, mà trước hết là đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã.
Nhiều năm nay, trong các báo cáo, tổng kết, đội ngũ này được nhận định là vừa thiếu, vừa yếu. Giải pháp cũng được nêu trong các báo cáo, tổng kết, là cần tăng thêm biên chế, đồng thời, cần bồi dưỡng kiến thức cho những cán bộ tư pháp cấp xã hiện có.
Luật Chứng thực ra đời mà cán bộ tư pháp cấp xã vẫn “vừa thiếu, vừa yếu”, lại chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức luật học, liệu Luật này sẽ nhanh chóng tạo ra chuyển biến trong công tác chứng thực?