Cơ hội đi lại cho bệnh nhân tổn thương tủy sống

TPO - Kết quả từ nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chấn thương cột sống Kentucky tại Đại học Louisville (UofL), 2 trong số 4 bệnh nhân bị tổn thương tủy sống (Spinal cord injury) tham gia nghiên cứu đã có thể đi lại nhờ kết hợp việc kích thích màng cứng và bài tập vận động hàng ngày. Ngoài ra, cả 4 bệnh nhân đều có khả năng tự đứng vững. 
Dựa trên nghiên cứu kích thích màng cứng thành công trước đây trên bệnh nhân Rob Summers và ba bệnh nhân bại liệt khác và đã giúp họ di chuyển được đôi chân, nghiên cứu mới nhất cùa UofL không chỉ mang lại tiềm năng trong việc cải thiện cuộc sống sau chấn thương tủy sống mà còn trong điều chỉnh huyết áp. 
Cơ hội đi lại cho bệnh nhân tổn thương tủy sống ảnh 1 Nghiên cứu mới giúp cải thiện khả năng đi lại cho bệnh nhân tổn thương tủy sống. 
Susan Harkema, giáo sư và phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chấn thương cột sống Kentucky tại Đại học Louisville cho biết “Liên kết não bộ và cột sống ở những người bị chấn thương tủy sống có thể phục hồi được, giúp bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại, đứng và phục hồi một số chức năng vận động. Nghiên cứu sẽ được mở rộng với hi vọng giúp 1,2 triệu bệnh nhân bị chấn thương tủy sống  nhận ra tiềm năng khi tiến hành phương pháp.   Những cải thiện thấy được ở những bệnh nhân bại liệt 4 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều bị chấn thương ít nhất 2 năm rưỡi và không thể đứng hay di chuyển chân. Trước khi tham gia cấy ghép thiết bị kích thích màng cứng từ 8 đến 9 tuần, họ sẽ tham gia vào các bài tập vận động 2 tiếng/ngày mỗi tuần. Khi thiết bị được cấy vào, bệnh nhân số 3 và 4 có thể đi lại được và thậm chí chạy trên máy chạy với thiết bị hỗ trợ như khung tập đi hay là cột cân bằng. Kelly Thomas (23 tuổi từ Florida) cho biết “Việc tham gia nghiên cứu đã mang lại cho tôi hi vọng. Tôi không bao giờ quên giây phút tôi có thể tự đi bộ mà không cần hỗ trợ.” Jeff Marquis (35 tuổi, sống tại Louisville) nó rằng sức khỏe và khả năng độc lập đã được cải thiện, anh ấy có thể nấu nướng và dọn dẹp. “Ưu tiên lớn nhất là tham gia hỗ trợ nghiên cứu nhằm giúp hàng triệu bệnh nhân bị bại liệt do chấn thương tủy sống.” Theo Claudia Angeli, tiến sĩ, nhà nghiên cứu cấp cao cho biết “Kết hợp kích thích màng cứng, luyện tập vận động hằng ngày và khao khát đi lại, bệnh nhân có thể phục hồi.” Tiến bộ trong Hiệp hội tổn thương tủy sống
Cơ hội đi lại cho bệnh nhân tổn thương tủy sống ảnh 2 Tủy sống là cơ quan giúp dẫn truyền xung thần kinh từ não bộ xuống các bộ phận trong cơ thể.
Nghiên cứu dựa trên hai phương pháp tách biệt: kích thích màng cứng và các bài tập vận động. Kích thích màng cứng là kích thích điện liên tục ở các tần số và cường độ khác nhau trên tủy sống vùng thắt lưng, tương ứng với mạng lưới neuron dày đặc kiểm soát chuyển động của hông, đầu gối, mắt cá chân và ngón chân. Các bài tập vận động giúp liên kết tủy sống với các kí ức về hoạt động đi lại. Cơ thể bệnh nhân được hỗ trợ nâng bằng một dậy nịt và  hỗ trợ di chuyển chân bởi các nhân viên trị liệu.  Maxwell Boakye, trưởng khoa phẫu thuật thần kinh cột sống tại Đại học Louisville cho biết: “Có thêm nhiều nghiên cứu về công nghệ và thủ thuật sử dụng kích thích màng cứng trong điều trị tổn thương cột sống, phục hồi chức năng vận động, tim mạch và niệu động học và mục tiêu tương lai là các mạch thần kinh .”
Theo Daily Science
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...