Cơ chế nào bảo vệ quyền lợi NTD ?

Cơ chế nào bảo vệ quyền lợi NTD ?
Chiều 9/6, thảo luận về dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD), nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của dự luật này bởi các quy định, chế tài còn thiếu chặt chẽ, mang tính hình thức, chung chung và sơ sài, nhất là về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ chế nào bảo vệ quyền lợi NTD ?

>> 'Thiếu lực' để bảo vệ người tiêu dùng

Chiều 9/6, thảo luận về dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD), nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của dự luật này bởi các quy định, chế tài còn thiếu chặt chẽ, mang tính hình thức, chung chung và sơ sài, nhất là về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ chế nào bảo vệ quyền lợi NTD ? ảnh 1
Thuốc đến tay người bệnh bị đội giá lên nhiều lần do gánh quá nhiều loại chi phí bất hợp lý - Ảnh: L.N.

Theo đại biểu Nguyễn Phụ Đông (Bắc Ninh), trong thực tế chưa có cơ chế thực sự hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng. Xuất phát từ quan điểm coi người tiêu dùng là đối tượng trung tâm, dự thảo đã đề xuất một cơ chế xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi của đối tượng này, các biện pháp giải quyết tranh chấp…

Tuy thế, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng. Đại biểu cho rằng, quy định càng chi tiết, càng cụ thể thì càng dễ thực thi. Luật càng gần gũi với đời sống của người dân thì càng được người dân quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) cũng đồng tình: Quy định cứng nhắc sẽ rất khó khăn trong quá trình xử lý bởi thực tiễn có rất nhiều hình thức vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên), quyền lợi của người tiêu dùng chỉ được đảm bảo khi dựa trên những phương thức mua bán, quản lý chặt chẽ. Nếu không có cơ chế đảm bảo, Luật sẽ khó đi vào cuộc sống.

Quyền “viển vông, không thực tế” ?

Đề cập vấn đề quyền của người tiêu dùng, đại biểu Nguyễn Phụ Đông cho rằng, điều 5 của dự thảo đưa ra 8 khoản nhưng chỉ có 3 khoản: 1 (được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản); 2 (được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ) và 5 (được bồi thường, bồi hoàn) là đáng kể, những quyền khác như được giáo dục kiến thức, sống trong môi trường sống lành mạnh, trong sạch là những quyền “viển vông, không thực tế”.

Đại biểu Nguyễn Phụ Đông băn khoăn “các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh” như trong Điều 9 chính là lực lượng đông đảo nhất phục vụ người tiêu dùng với nhiều phức tạp liên quan như an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhưng quy định như dự thảo thì rất khó để áp dụng chế tài đối với đối tượng này, cần cân nhắc kỹ hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cũng đặt vấn đề: Với quy định chung chung như trong Điều 9, đối tượng này có trách nhiệm như thế nào đối với người tiêu dùng ?

Điều 9 cũng quy định, UBND cấp xã, ban quản lý các chợ, khu thương mại có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các đối tượng này. Tuy nhiên đối tượng thuộc nhóm này thường là những người bán hàng rong, không cố định, sẽ rất khó quản lý. Cần phải quy định rõ về trách nhiệm của đối tượng này trong Luật .

Điện, nước... : Hợp đồng độc quyền không đàm phán !

Một nội dung khác, theo nhiều đại biểu là trong quy định về Hợp đồng theo mẫu, những nội dung cụ thể như cam kết, trách nhiệm ràng buộc cũng chưa cụ thể, thiếu rõ ràng. Theo đại biểu Nguyễn Trung Nhân (Cần Thơ), có một thực tế là người tiêu dùng đang phải ký những hợp đồng không được đàm phán đối với các đơn vị độc quyền như điện, nước…

Do đó, dự thảo phải bổ sung chi tiết hơn những quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Nêu lên một khía cạnh khác, đại biểu Nguyễn Trung Nhân cho rằng, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng cần có biện pháp xử lý những hành vi khiếu nại tố cáo sai sự thật, thiếu trung thực nhằm trục lợi. Ví dụ tung tin thất thiệt, thiệt hại giả.

Liên quan đến một vấn đề mới mà dự thảo chưa đề cập là mua-bán hàng đa cấp và bán hàng trực tuyến hiện đang phát triển mạnh, nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn vì hiện nay chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để quản lý loại hình kinh doanh này.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) nhận xét: Người tiêu dùng Việt Nam đang phải chịu đựng và chấp nhận thực tế là xu hướng không an toàn ngày càng tăng với ngày càng nhiều những loại hình kinh doanh, trong đó có kinh doanh đa cấp trong khi quy định còn nhiều bất cập, thậm chí gây khó khăn, bế tắc trong việc xử lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cũng đồng tình, các hình thức bán hàng hiện nay rất phong phú, có thể qua điện thoại, internet, tivi…, người mua và người bán không nhất thiết gặp nhau. Phải có quy định tương ứng với loại hình giao dịch hiện có, dự báo sẽ có thì mới bảo vệ tương đối được người tiêu dùng.

Đại biểu đặt vấn đề: Người tiêu dùng còn sử dụng các dịch vụ như: mua vé máy bay, tài chính ngân hàng, dịch vụ tư vấn. Nếu tư vấn sai, dẫn đến người tiêu dùng quyết định sai, chịu thiệt hại, họ sẽ được bảo vệ như thế nào? Mảng dịch vụ trong dự thảo luật còn bị xem nhẹ.

Về phương thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính, đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam) cho rằng cần nghiên cứu lại vì quan hệ giữa người bán và người mua là mối quan hệ có tính chất dân sự, không nên có sự tham gia của cơ quan hành chính, nếu không sẽ không đúng bản chất của Luật này.

Chưa rõ thẩm quyền của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng

Vấn đề này cũng nhận được sự đồng tình của đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Thay vào việc dùng bộ máy nhà nước, dự thảo nên xác định rõ hơn thẩm quyền của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Thiết chế của dự thảo luật này chưa đủ mạnh, chưa thực sự phù hợp với đời sống, không có sự liên hệ gắn bó, logic với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm khi mà đặc thù của nước ta là người tiêu dùng chủ yếu mua hàng hóa từ hàng rong, chợ cóc, không phải ai cũng vào siêu thị mua hàng.

Ở địa phương, cấp huyện, cấp xã không thể đủ thời gian và lực lượng giải quyết việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Rất cần có thiết chế để tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tiếng nói và kinh phí để hoạt động. Trong khi đó, theo đại biểu Hồng Anh (Hà Nội), dự thảo chưa làm rõ được tổ chức này do ai tổ chức, thành lập theo nguyên tắc nào, ở các cấp nào. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bảo vệ người tiêu dùng có liên quan đến nhiều luật khác, cần một sự thống nhất để đảm bảo tính đồng bộ.

TTXVN

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.