Có Bà mẹ Việt Nam anh hùng dưới 30 tuổi

Có Bà mẹ Việt Nam anh hùng dưới 30 tuổi
Bà mẹ có 1 con là liệt sĩ thì được truy tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng. Như vậy, trên thực tế, các em bé chưa đến 10 tuổi có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản mà hy sinh có thể được công nhận làm liệt sĩ.

> Bộ GD&ĐT trần tình việc cộng điểm cho... Bà mẹ VN anh hùng

Pháp lệnh số 04 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công ban hành năm 2012 đã sửa đổi, mở rộng đối tượng có công. Theo đó, Liệt sĩ là bất cứ ai, không kể tuổi tác, không kể dân tộc, không kể nghề nghiệp, chỉ cần có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản mà hy sinh thì có thể được công nhận là liệt sĩ.

Và bà mẹ có 1 con là liệt sĩ thì bà mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng.

Như vậy, trên thực tế, các em bé chưa đến 10 tuổi có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản mà hy sinh có thể được công nhận làm liệt sĩ. Trong các trường hợp này, nếu người mẹ sinh ra các em bé trên khi mới 18 tuổi thì nay mới chỉ có 28 tuổi, cũng có thể được truy tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng. Vậy hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp người mẹ chưa đầy 30 tuổi được truy tặng, phong tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng.

Về đối tượng tham gia cách mạng, trên thực tế có người tham gia cách mạng chưa đến 10 tuổi. Như vậy, đến nay họ khoảng 70, 80 tuổi. Trong khi đó, vài năm qua, vẫn có trường hợp những người 70,80 tuổi đi thi ĐH.

Xã hội học tập là xã hội không giới hạn quy định về tuổi. Vì vậy, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp các bà mẹ VN anh hùng, các đối tượng tham gia cách mạng đi thi ĐH. Vì vậy, Thông tư 24 của Bộ GDĐT không hề trái khoáy.

Tuy nhiên, thông tư này vẫn có điểm không thực tế. Cụ thể, đó là ưu tiên cho đối tượng con của người có công, con của người tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc được Nhà nước khen tặng Huân chương, Huy chương. Trên thực tế, chỉ cần hoạt động kháng chiến trên chiến trường trong vòng 2 năm là được Huân chương kháng chiến rồi.

Như vậy, những đối tượng thuộc diện này có đến mấy triệu người. Nếu ưu tiên nhiều người quá như vậy thì nền giáo dục của nước ta sẽ không đảm bảo chất lượng. Như vậy, theo tôi, Thông tư này mở rộng diện ưu tiên quá.

Theo Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.