Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ

TPO - Ông khá nổi danh với nhiều lần cứu sống nạn nhân nhảy cầu Cần Thơ tự vẫn. Đằng sau việc làm ấy của ông lão U80 là một chuyện tình cảm động bằng thơ của người “hậu phương” hết lòng ủng hộ ông.

Tình yêu nhen nhóm qua những vần thơ trong ngục

Nhắc đến việc cứu người của cụ ông Dương Công To (tự Tư Hài, 75 tuổi, ngụ tổ 2 ấp Mỹ Hưng 2 xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vinh Long) thì hầu như ai cũng biết bởi cụ Tư Hài là người khá nổi tiếng với việc cứu người chẳng may gặp nạn trên sông sông Hậu.

Tiếp chuyện với PV tại tư gia, người đầu ấp tay gối của ông To hơn 40 năm qua cụ bà Bùi Thị Hài (74 tuổi) chia sẻ về việc làm của chồng mình, có khi bà lão còn khuyên ông nên nghỉ ngơi vì sức khỏe và tuổi tác, ông cũng ậm ừ nhưng rồi cũng lại đâu vào đấy. 

“Hồi trước, có khi trời đang giông bão ầm ầm, vậy mà khi phát hiện có tàu, ghe nào chìm ông ấy lại huy động anh em nhanh chống lao xuống nước để cứu người, cứu tài sản mà không kể gì đến nguy hiểm đối với bản thân mình khiến cho những người vợ như tôi phải nơm nớp lo sợ, cho đến khi thấy được chồng về nhà mới an tâm, có khi vì mãi cứu người mà quên cả ăn uống, lúc về tới nhà là lạnh đến muốn cóng luôn”.

Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ ảnh 1

Ông To kiểm tra lại quyển nhật kí cứu người trong thời gian qua.

Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ ảnh 2

Ông To tại lễ vinh danh năm 2012.

Rồi bà bắt đầu kể lại chuyện của ông bà thời mới bắt đầu cảm mến nhau từ những vần thơ lén lúc gửi trong xà lim của địch. Theo trí nhớ của cụ bà thì đó là vào những năm 1967-1968, thời gian đó bà bị địch bắt giam tại trại giam Cầu Mới (thuộc tỉnh Vĩnh Long) vì tham gia cách mạng. 

Trong tù bà là người có học thức nhất, luôn mạnh miệng đòi lại sự công bằng cho lẽ phải chính đáng vì thế được tất cả những nữ tù chính trị thương mến, phong cho chức vị “tù trưởng”.

Tận dụng kẻ hở phần bên dưới của phần tôn sát đất, những người tù năm ấy viết thơ truyền cho nhau.

Bài thơ của người chiến sĩ đặc công Dương Công To viết:

“Anh hỏi vì sao em bị ở tù

Phải chăng trộm cắp của người tu

Hay vì tư cách mà bị bắt

Nhốt ở nơi đây mấy độ rồi”?

Bà Hài cho biết sau khi nhận được bài thơ được kí tên “Dương Công To” gửi đúng ngay tên bà thì bà cũng liền hồi đáp lại mấy câu”:

“Anh hỏi thì em xin tỏ bày

Đầu đuôi góc ngọn để anh hay

Tình nghi chính trị mà ra.. án

Trộm cướp thì em chẳng rớ tay

Tư cách tác phong tròn đạo hạnh

Ngũ luân gìn giữ chẳng ô danh..”

Đó cũng là cái duyên thầm để ông bà đến với nhau và mái ấm hôm nay với 5 người con đã trưởng thành cũng là kết quả của câu chuyện tình đầy lãng mạng của hai con người, hai “thi sĩ” cùng chí hướng đã cưới nhau 2 năm sau đó khi được ra tù.

Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ ảnh 3 Hạnh phúc của hai cụ

Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ ảnh 4

Hạnh phúc của cụ Hà mỗi ngày là được quây quần bên con cháu

Anh hùng trong thời chiến, nghĩa hiệp ở thời bình

Căn nhà khá khang trang của vợ chồng ông To-bà Hài nằm ngay dưới chân cầu Cần Thơ (phía bờ Vĩnh Long). Ngày xưa nơi đây được gọi là Xóm Đáy từng nổi tiếng một thời nhưng không phải danh tiếng về công việc bè, đáy mà là vì nơi này có một đội thanh niên tự phát gọi là đội cứu hộ xóm Đáy chuyên cứu người bị mắc nạn trên sông. 

Đội này tập hợp hơn chục thanh niên bơi lội giỏi do ông Dương Công To đứng ra thành lập với mục đích ứng cứu những trường hợp chìm tàu, ghe trên sông do sóng to gió lớn. Thời gian đó là vào nhưng thập niên 90 đầu thế kỉ 20. Hành động trượng nghĩa của ông To được người dân cảm phục.

Ông đã cứu hàng trăm trường hợp tai nạn trên dòng sông này. Việc làm của ông mang đến nhiều lợi ích cho xã hội, để tỏ lòng cảm phục người dân nơi đây đặt cho ông cái tên “Hiệp sĩ trên sông”.

Sau khi cầu Cần Thơ được xây dựng và đưa vào sử dụng (cách nay đã 5 năm), một số trường hợp quẫn trí tìm đến đây nhảy cầu tự tử. 

Lại chính là ông Tư Hài phát hiện và bất chấp sóng to gió lớn ông cụ gần 80 tuổi này đều lao xuống dòng sông Hậu mênh mông, chảy siết với mục đích cứu người.

Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ ảnh 5

Chiếc tù và mà ông To dùng làm tính hiệu gọi anh em trong đội khi có sự cố xảy ra

Chuyện về một trong những nạn nhân được ông cứu sống gần đây nhất là trường hợp của một phụ nữ tên Lê T H (30 tuổi, ngụ Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang), chị này sau khi được ông cứu sống phải nằm viện để điều trị khoảng hơn một tuần, (Theo quyển sổ nhật kí của ông Tư Hài ghi lại-PV) đó là ngày 6/7/2014, chị đã phải suy nghĩ và ân hận về hành động dại dột của mình.

Được biết, chị H là chủ một tiệm tạp hóa-cà phê có tiếng nhất huyện, nhưng vì chuyện tình cảm, người yêu ghen tuông, không thể giãi bày được mà chị hành động một cách thiếu suy nghĩ là lên cầu Cần Thơ nhảy xuống để minh chứng tình yêu của mình. 

Sau khi được người đội trưởng đội dân phòng đường thủy xã Mỹ Hòa (TX. Bình Minh, Vĩnh Long) cứu sống, chị tỏ ra ân hận và mong muốn đền đáp công ơn người đã cứu sống mình nhưng ông đã chối từ, ông tự coi đó là công việc mà mình phải có trách nhiệm với nó.

Chuyện tình từ thơ của “hiệp sĩ” cứu người ở Cần Thơ ảnh 6

Ông đội trưởng hỏi han người nhà nạn nhân trong một lần tìm kiếm thi thể 1 thanh niên nhảy cầu.

Nhắc lại những vụ cứu sống người sau khi họ tự tìm đến cái chết ông To giọng trầm buồn nói “Thật không hiểu sao thời buổi này lại có nhiều người tự kết liễu cuộc sống của mình vì những lí do chẳng ra đâu, có những lí do tưởng chừng như đơn giản như buồn gia đình, buồn vợ con không nghe lời, buồn tình cảm, giận dỗi người yêu. 

Toàn những chuyện nhỏ nhặt vậy mà họ lại muốn quyên sinh như vậy, nhất là những cô cậu thanh thiếu niên choai choai, tại sao họ không nghĩ đến mà thẳng tay phủi đi công lao sinh thành, ơn dưỡng dục của mẹ cha họ chứ”, nói đến đoạn trong đôi mắt ông lão thoáng lên vẻ đượm buồn rười rượi

Trao với PV, ông Trương Văn Chanh, Chủ tịch hội người cao tuổi xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh xác nhận, việc cứu người, tìm xác nạn nhân của ông To thật đáng cảm phục và trân trọng, ngoài chức vụ đội trưởng dân phòng đường thủy của xã, hiện ông đang giữ chức vụ chủ tịch người cao tuổi của ấp Mỹ Hưng 2 .

Với những gì đã cống hiến suốt thời gian qua, năm 2012 bản thân ông Dương Công To đã được vinh danh buổi lễ tuyên dương những tấm gương quần chúng tiêu biểu tham gia xây dựng giao thông toàn quốc. Ngoài ra ông còn vinh dự được trao tặng chứng nhận danh hiệu là hiệp sĩ giao thông và hiệp sĩ đường phố do đã phố hợp với ngành chức năng khám phá nhiều vụ án trộm cướp tài sản, bắt giữ hàng trăm đối tượng hung hăng. Đặc biệt là vụ khống chế Mã Bình - một tướng cướp khét tiếng ở miền Tây vào thập niên 90 bằng màn đấu võ solo đến tưởng chừng như thiệt mạng. 

MỚI - NÓNG