Trong lễ cưới, Gangzi, cao 1,8 mét cởi giày và tất, dùng chân trái trao nhẫn cho cô dâu tí hon của mình. Cả hôn trường lặng đi vì xúc động.
Xiaoyu, 23 tuổi sinh ra trong một gia đình bố mẹ có chiều cao bình thường ở Tuy Hóa, Hắc Long Giang. Tuy nhiên, đột biến gen khiến chiều cao của cô chỉ dừng lại ở 1,1 mét. Ngày bé, Xiaoyu luôn bị bạn bè chế giễu vì vẻ ngoài bất thường. Thay vì gục ngã, cô gái tí hon luôn lạc quan sống.
Năm 2017, cô tham gia giao lưu ở một Trung tâm đào tạo khuyết tật. Ở đây, Xiaoyu gặp Gangzi, cao 1,8 mét, hơn cô 10 tuổi. Anh sinh ra ở Hạc Cương, Hắc Long Giang - cụt hai tay do tai nạn điện giật.
Khác với cô gái nhỏ, Gangzi hay tự ti về ngoại hình của mình. Vì lẽ đó, ngay lần đầu gặp, anh đã bị lôi cuốn bởi tính cách vui vẻ và nụ cười ngọt ngào của cô gái bé nhỏ. "Chúng tôi đều là người khuyết tật, nhưng cô ấy rất tự tin và vui vẻ. Tôi thích cảm giác này và muốn giữ nó mãi", anh nói. Xiaoyu cũng rung động trước sự mạnh mẽ, nam tính của chàng trai không tay. Cả hai đều tin đã tìm được một nửa của đời mình.
Cha mẹ Xiaoyu thì không nghĩ vậy. Họ cho rằng Gangzi bị cụt tay, sẽ không thể chăm sóc và lo lắng cho con gái mình. Thậm chí, khi kết hôn, Xiaoyu sẽ phải phục vụ chồng.
Chàng trai lập tức chứng minh bằng cách dùng chân rửa mặt, ăn uống và mặc quần áo. Anh cũng mang bánh, nhặt đồ cho bạn gái khi không còn đôi tay. "Tôi muốn chứng minh dù không có tay, đôi chân tôi vẫn làm được tất cả. Tôi có thể tự lo cho bản thân và mang lại hạnh phúc cho người mình yêu", anh nói.
Năm 2017, cô tham gia giao lưu ở một Trung tâm đào tạo khuyết tật. Ở đây, Xiaoyu gặp Gangzi, cao 1,8 mét, hơn cô 10 tuổi. Anh sinh ra ở Hạc Cương, Hắc Long Giang - cụt hai tay do tai nạn điện giật.
Khác với cô gái nhỏ, Gangzi hay tự ti về ngoại hình của mình. Vì lẽ đó, ngay lần đầu gặp, anh đã bị lôi cuốn bởi tính cách vui vẻ và nụ cười ngọt ngào của cô gái bé nhỏ. "Chúng tôi đều là người khuyết tật, nhưng cô ấy rất tự tin và vui vẻ. Tôi thích cảm giác này và muốn giữ nó mãi", anh nói. Xiaoyu cũng rung động trước sự mạnh mẽ, nam tính của chàng trai không tay. Cả hai đều tin đã tìm được một nửa của đời mình.
Cha mẹ Xiaoyu thì không nghĩ vậy. Họ cho rằng Gangzi bị cụt tay, sẽ không thể chăm sóc và lo lắng cho con gái mình. Thậm chí, khi kết hôn, Xiaoyu sẽ phải phục vụ chồng.
Chàng trai lập tức chứng minh bằng cách dùng chân rửa mặt, ăn uống và mặc quần áo. Anh cũng mang bánh, nhặt đồ cho bạn gái khi không còn đôi tay. "Tôi muốn chứng minh dù không có tay, đôi chân tôi vẫn làm được tất cả. Tôi có thể tự lo cho bản thân và mang lại hạnh phúc cho người mình yêu", anh nói.
Gangzi tự sinh hoạt bằng chân. Ảnh: Kuaibao.
Sự hoạt bát và tình cảm của Gangzi đã thuyết phục được họ nhà gái. Sau hai năm yêu, cả hai quyết định về chung một nhà. Hôn lễ được tổ chức như mọi cặp đôi. Nhiều bạn bè, người thân đến chúc phúc cho đôi trẻ. Nhưng màn trao nhẫn, chú rể phải cởi giày và tất, dùng chân trái đeo nhẫn cho cô dâu. Sau hôn lễ, họ kiếm tiền từ lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy thu nhập không quá cao, nhưng với đôi trẻ, đây là khởi đầu thuận lợi.
Chú rể trao nhẫn cho vợ bằng chân trái trong hôn lễ. Ảnh: Kuaibao.
Những phụ nữ tí hon như Xiaoyu có khả năng sinh con bị chân tay ngắn và đùi cong. Vì vậy, để chuẩn bị cho việc có con, vợ chồng cô đã đến Bắc Kinh để kiểm tra. Tháng 5/2019, đôi vợ chồng son vừa mừng, vừa lo khi biết một sinh linh đang lớn dần trong bụng Xiaoyu. Bốn tháng sau, bác sĩ kết luận con không mang gen lùn giống mẹ. Họ vỡ òa vì hạnh phúc. "Con chúng tôi không phải người lùn. Con chúng tôi là đứa trẻ bình thường", ông bố cụt hai tay thốt lên sung sướng. Đầu năm nay, Xiaoyu đã sinh một cậu con trai kháu khỉnh, nặng 3 kg. Dù bà mẹ trẻ gặp vấn đề về tim sau sinh, phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt, nhưng chỉ thời gian ngắn, ba người họ đã được đoàn tụ.
Theo Theo VnExpress