Chuyện ở đảo Bé

Chuyện ở đảo Bé
Anh vẫn thường ngồi một chỗ, bàn tay thoăn thoắt đan lưới, mắt nhìn về những con sóng biển. Những lúc buồn chân, anh cùng hai chú chó “tuần du” quanh đảo nhỏ bằng xe lăn.

Chuyện ở đảo Bé

Anh vẫn thường ngồi một chỗ, bàn tay thoăn thoắt đan lưới, mắt nhìn về những con sóng biển. Những lúc buồn chân, anh cùng hai chú chó “tuần du” quanh đảo nhỏ bằng xe lăn.

Cứ vài tuần anh Huệ lại ra biển vẫy vùng trên sóng nước, vừa kiếm thêm chút cá tôm cho gia đình
Cứ vài tuần anh Huệ lại ra biển vẫy vùng trên sóng nước, vừa kiếm thêm chút cá tôm cho gia đình.
 

Mười năm trước, Bùi Văn Huệ (37 tuổi, ngư dân xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) là thợ lặn có tiếng. Nhưng một chuyến lặn bắt hải sâm ở độ sâu 40m ngoài vùng biển Hoàng Sa đã khiến anh bị liệt nửa người. Dù vậy, Huệ vẫn chứng tỏ mình là một ngư dân “tàn mà không phế”.

Thấy hình ảnh chó kéo xe trượt tuyết trên tivi, Huệ nghĩ ra chuyện buộc chó vào chiếc xe lăn để kéo. Anh kể ban đầu gia đình chỉ có con No, rồi sau hàng xóm cho thêm con Phao. Huệ đặt tên Phao với ước mơ một ngày nào đó có thể trở về với biển cả, còn tên No để cầu mong cuộc sống no đủ cho gia đình. Ngày qua ngày, No và Phao cứ quấn quýt bên cậu chủ tật nguyền ngồi đan lưới hoặc kéo chiếc xe lăn đưa cậu chủ đi vòng quanh đảo.

Với Huệ, hai chú chó như người bạn thân thiết. Những ngày đầu anh vào đất liền (TP Quảng Ngãi) để chữa bệnh, No và Phao bỏ ăn mấy ngày liền vì chúng không nghe bất cứ ai. Khi anh trở về, chúng phóng thẳng vào lòng anh và vẫy đuôi mừng. “Thấm thoắt đã gần tám năm, giờ No và Phao đều có tuổi, mình cũng ít để chúng kéo xe hơn” - Huệ tâm sự.

Giờ đây, bỏ lại mơ ước lặn biển dang dở, anh Huệ chuyển sang nghề nuôi cua dẹt với hi vọng cải thiện kinh tế gia đình và kiếm tiền sửa căn nhà. Cách anh đến với nghề nuôi cua cũng thật đặc biệt: “Sau bốn năm trời ròng rã, mình nhặt đá để làm “chuồng” cho cua, rồi thuê người khuân về vườn, kế đó mượn tiền rồi huy động trẻ con trong xóm vào các hang đá trên đảo để bắt cua dẹt con về bán làm giống”.

Rời đảo Bé, tôi nhớ tiếng sủa như lời tạm biệt của No và Phao, nhớ hình ảnh người cháu cõng người chú tật nguyền, miệng cười tươi rói cùng giăng câu thả lưới cho thỏa nỗi nhớ biển. Cách sống của Huệ toát lên nghị lực can trường của lớp lớp ngư dân Lý Sơn nơi đầu sóng ngọn gió.

No và Phao ngoan ngoãn kéo chiếc xe lăn chạy trên đường bêtông hắt nắng trên đảo Bé
No và Phao ngoan ngoãn kéo chiếc xe lăn chạy trên đường bêtông hắt nắng trên đảo Bé.
Anh Huệ cùng cháu sửa chữa những vật dụng đơn giản trong nhà như bình nước, các dụng cụ vá lưới giăng câu
Anh Huệ cùng cháu sửa chữa những vật dụng đơn giản trong nhà như bình nước, các dụng cụ vá lưới giăng câu.
Chú chó No (phải) vẫn thường nũng nịu bên anh Huệ khi ở nhà
Chú chó No (phải) vẫn thường nũng nịu bên anh Huệ khi ở nhà.
Bị liệt nửa người, anh Huệ dùng đôi tay khéo léo để dệt lưới bán và giăng câu
Bị liệt nửa người, anh Huệ dùng đôi tay khéo léo để dệt lưới bán và giăng câu.
Những lúc rảnh rỗi, anh Huệ dệt lưới bán và giăng câu cả ngày
Những lúc rảnh rỗi, anh Huệ dệt lưới bán và giăng câu cả ngày.
Những lúc nhớ biển, buồn chân buồn tay, anh Huệ cùng cháu ra biển giăng lưới. Trong ảnh là anh Bùi Văn Quyền cõng người chú chuẩn bị đi giăng lưới quanh đảo Bé
Những lúc nhớ biển, buồn chân buồn tay, anh Huệ cùng cháu ra biển giăng lưới. Trong ảnh là anh Bùi Văn Quyền cõng người chú chuẩn bị đi giăng lưới quanh đảo Bé.
Bà Tề - mẹ anh Huệ - chăm sóc chồng và con từng bữa cơm. Bà có mười đứa con, nhưng chỉ có hai người trụ ở đảo Bé với vợ chồng bà, số còn lại đều vào TP Quảng Ngãi lập nghiệp. “Biết lấy gì để nuôi thằng con tật nguyền, trong khi mỗi tháng vợ chồng tui được trợ cấp hộ nghèo 360.000 đồng” - bà Tề than
Bà Tề - mẹ anh Huệ - chăm sóc chồng và con từng bữa cơm. Bà có mười đứa con, nhưng chỉ có hai người trụ ở đảo Bé với vợ chồng bà, số còn lại đều vào TP Quảng Ngãi lập nghiệp. “Biết lấy gì để nuôi thằng con tật nguyền, trong khi mỗi tháng vợ chồng tui được trợ cấp hộ nghèo 360.000 đồng” - bà Tề than.
 

Theo Tiến Thành
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.