Trị đau rát do bị bỏng
Khi bị bỏng, lập tức rửa sạch vết bỏng bằng nước lạnh, sau đó chườm đá vào chỗ bị bỏng có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa tấy đỏ và mọng nước.
Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu mũi (máu cam), nên chườm đá vào huyệt nghênh hương (điểm này nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và đường pháp lệnh hai bên khóe miệng), máu lập tức ngưng chảy.
Chườm đá giúp giảm đau ở bệnh nhân gút
Các bác sĩ tại Đại học Y New Jersey (Mỹ) đã chọn ra 19 bệnh nhân bị viêm khớp cấp do gút (giai đoạn đầu của bệnh gút, khi mới xuất hiện những biểu hiện đầu tiên). Tất cả họ đều được dùng thuốc chống gút đặc hiệu là colchicine và thuốc chống viêm prednisone. Ngoài ra, 10 người trong số này còn được chườm túi lạnh ở vùng khớp bị đau trong 30 phút, 4 lần mỗi ngày. Bệnh nhân được theo dõi trong vòng 1 tuần.
Kết quả cho thấy, việc dùng những túi đá để chườm tại các khớp bị viêm do bệnh gút sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng đau của người bệnh.
Ở nhóm được chườm lạnh, dấu hiệu đau giảm đáng kể;chứng phù nề, ứ nước cũng giảm ít nhiều. Ngoài ra, người bệnh ít bị các cơn gút nặng so với những người ở nhóm không chườm lạnh.
Kết quả thu được rất khả quan, nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân có tiền sử gút và khớp.
Trị đau răng
Khi bị đau buốt răng, nên chườm đá vào huyệt hợp cốc (hay còn gọi Hổ khẩu, nằm ở bàn tay), sau vài phút có thể thấy ngay tác dụng giảm đau.
Lưu ý: Khi chườm đá vào huyệt hợp cốc nên đặt ngược chiều, tức nếu thấy đau bên phần răng bên trái thì chườm đá vào huyệt hợp cốc bên phía tay phải.
Giảm nhịp đập của tim, giảm căng thẳng
Khi thấy nhịp đập tim vượt quá mức 100-140 lần/ phút, dùng khăn sạch nhúng vào nước đá lạnh sau đó vắt khô vắt lên trán, lên mặt, nhịp tim theo đó cũng sẽ giảm dần. Khi căng thẳng, lo lắng bạn cũng có thể dùng cách này.
Theo Phương Vũ