Bệnh vẩy nến là bệnh viêm da thường gặp, với khoảng 2-3% dân số. Đây là một bệnh mãn tính, có biểu hiện rất đa dạng, từ mức độ nhẹ mà người bệnh không nhận biết được, đến múc độ năng có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Ở người bệnh vẩy nến, quá trình các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào mới thay thế vào tăng nhanh gấp 10 lần (hay còn gọi là hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như trên da đầu, móng tay, khuỷu tay, đầu gối… Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến. Nguyên nhân thực sự của bệnh chưa được làm rõ. Các bác sĩ cho rằng đó có thể là do các yếu tố di truyền hoặc môi trường hoặc cả hai.
Mặc dù không có cách chữa dứt điểm bệnh này, thuốc cũng chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng liên quan. Nhưng nếu bạn không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử dùng một số bài thuốc dân gian dựa trên các loại thảo dược có trong tự nhiên dưới đây:
1. Lô hội
Bạn có thể sử dụng gel từ lá lô hội. Bôi nó như thuốc mỡ trên da. Cách này giúp giảm tấy đỏ và làm ẩm da.
Bạn cũng có thể sử dụng kem có chứa lô hội. Nhưng không được dùng viên lô hội vì chúng có thể gây nguy hiểm.
2. Nghệ
Nghệ là một trong những bài thuốc dân gian tốt nhất cho bệnh vẩy nến nhờ tác dụng sát khuẩn của nó. Ngoài ra, curcumin, hợp chất có trong nghệ có thể làm thay đổi biểu hiện gen và tránh đột biến gen.
Các chuyên gia cho rằng đắp miếng dán nghệ lên da có thể giảm viêm một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể cho nghệ vào món ăn để có kết quả tốt hơn.
3. Muối biển chết
Cách này có thể giúp bạn bớt khó chịu bởi ngứa. Trộn muối biển chết với nước ấm và ngâm trong bồn khoảng 15 phút. Đừng quên bôi kem dưỡng ẩm lên da sau khi ra khỏi bồn tắm.
4. Giấm táo
Đây được xem là một trong những bài thuốc phổ biến khác được sử dụng để đối phó với bệnh vẩy nến.
Nếu bạn đang có cảm giác bỏng rát, pha loãng loại giấm này với nước và bôi chúng lên da mỗi tuần vài lần. Tuy nhiên, không sử dụng loại giấm này với vết thương hở.
5. Bột yến mạch
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào nói về tác dụng của bột yến mạch đối với bệnh vẩy nến, nhưng nhiều người bệnh cho biết khi đắp miếng dán bột yến mạch lên chỗ bị vẩy lại cho những kết quả rất tích c