Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ông Phạm Ngọc Thưởng
Ông Phạm Ngọc Thưởng
TPO - Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT), còn Phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, tại quyết định số 242/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Thưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2016 – 2021 giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Phạm Ngọc Thưởng sinh năm 1968, là Tiến sỹ Ngữ văn. Trong quá trình công tác ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ như: Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, Bí thư huyện ủy Chi Lăng – tỉnh Lạng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; rồi Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.

Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ảnh 1 Ông Phạm Ngọc Thưởng (trái) và ông Lê Minh Ngân (phải) -ảnh VGP

Tại Quyết định số 243/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lê Minh Ngân, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2016 – 2021, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ông Lê Minh Ngân sinh năm 1969, là Thạc sỹ Kinh tế. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Ngân đã từng đảm nhiệm các chức vụ: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.