Chủ tịch Quốc hội: 'Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo'

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
TPO - Chiều 7/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có cuộc làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, gặp gỡ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, giới doanh nhân Việt Nam.

Nhìn rõ điểm mạnh – yếu để có chiến lược phục hồi

Sau khi 12 doanh nhân đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ở các điểm cầu trên toàn quốc phát biểu, kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá rất cao ý kiến tâm huyết, thiết thực, xây dựng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với những thiệt hại to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, sự mất mát cả về tài sản và tính mạng của người dân do tác động của đại dịch COVID – 19, nhất là trong giai đoạn bùng phát lần thứ tư.

“Quốc hội có thể họp bổ sung để giải quyết các vấn đề cấp bách, không có việc gì đến Quốc hội mà bị chậm. Quốc hội sẽ đồng hành ở mức cao nhất với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, sớm phục hồi và phát triển” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Hội nghị Trung ương 4, Khóa XIII vừa bế mạc, Trung ương đã bàn thảo hết sức kỹ lưỡng, đậm nét về vấn đề này. Trung ương ghi nhận và biểu dương sự đoàn kết, cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng tuyến đầu, trong đó có đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Trung ương cũng chia sẻ sâu sắc với những khó khăn, mất mát, thiệt hại rất to lớn mà người dân và doanh nghiệp đã phải gánh chịu trong thời gian qua.

“Bây giờ là lúc thử thách bản lĩnh của doanh nghiệp, doanh nhân hơn lúc nào hết”, nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng doanh nghiệp “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, chúng ta vẫn có những nền tảng vĩ mô tốt để vượt qua những khó khăn trước mắt, tiếp tục có những bước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa trong thời gian tới”.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cộng đồng doanh nghiệp cần rà soát lại năng lực quản trị của chính mình, nhìn rõ điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp mình để có chiến lược phù hợp để phục hồi và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội: 'Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo' ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu tham dự cuộc họp

Điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội cũng “đặt hàng” VCCI và cộng đồng doanh nghiệp hiến kế cho Quốc hội về chiến lược tổng thể phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII vừa bế mạc, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất sẽ xem xét điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với liều lượng hợp lý và thời điểm phù hợp, phối hợp chặt chẽ hai chính sách này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, kích thích kinh tế phục hồi, phát triển. Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ làm việc cụ thể về vấn đề này.

Trao đổi cụ thể với đề xuất của các doanh nhân về việc nâng trần nợ công quốc gia để tăng quy mô các gói hỗ trợ ứng phó COVID-19, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Điều quan trọng để bảo đảm an toàn nợ công là tỷ lệ chi trả nợ, tức là tổng chi trả nợ hằng năm không được vượt quá 25% tổng số thu ngân sách Nhà nước. Trần nợ công chỉ là một phần thôi. Làm được 100 đồng mà chi trả nợ 25 đồng là gay go rồi. Chúng ta đừng so sánh trần nợ công với các nước vì tỷ lệ chi trả nợ của họ vẫn bảo đảm an toàn. Do đó, phải tính toán cả về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ”.

Ghi nhận kiến nghị rất quan trọng của VCCI về tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp trong thích ứng an toàn với đại dịch và phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, chính quyền cần tập trung đặt ra một số nguyên tắc để doanh nghiệp thực hiện và tiến hành hậu kiểm bởi hơn ai hết các chủ doanh nghiệp là người lo nhất, chịu trách nhiệm trước hết cho doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị VCCI nghiên cứu về xu hướng kinh doanh thời hậu COVID – 19 như thế nào, tận dụng cơ hội từ COVID – 19 ra sao, cách thức để vượt qua những rủi ro pháp lý hậu đại dịch, những ngành, lĩnh vực nào có thể bứt phá được sau đại dịch… để đóng góp ý kiến cho Quốc hội trong quá trình xem xét, quyết định về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.